This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2018

Thi vào lớp 10 ở Hà Nội - Quy định về cộng điểm

Quy định về cộng điểm trong kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội, tuyển sinh, đào tạo, nghề, đại học, cao đẳng, nghề, hướng nghiệp

 
Quy định về cộng điểm trong kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội
Quy định về cộng điểm trong kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội (Nguồn: ttxvn)



Điểm xét tuyển sinh lớp 10 được tính theo công thứcĐiểm xét tuyển = Điểm THCS + Điểm thi (đã tính hệ số 2) + Điểm cộng thêm
Trong đó, điểm THCS là tổng số điểm tính theo kết quả học tập và rèn luyện của 4 năm học cấp THCS, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó.

Điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập mỗi năm học ở cấp THCS của học sinh được tính như sau:
- Hạnh kiểm tốt và học lực giỏi: 5 điểm;
- Hạnh kiểm khá và học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt và học lực khá: 4,5 điểm;
- Hạnh kiểm khá và học lực khá: 4 điểm;
- Hạnh kiểm trung bình và học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt và học lực trung bình: 3,5 điểm;
- Hạnh kiểm khá và học lực trung bình hoặc hạnh kiểm trung bình, học lực khá: 3 điểm;
- Trường hợp còn lại: 2,5 điểm.


Điểm thi là tổng điểm hai bài thi Ngữ văn và Toán (đã nhân hệ số 2), chấm theo thang điểm 10, điểm lẻ đến 0,25.
Chỉ đưa vào diện xét tuyển những học sinh không vi phạm Quy chế trong kỳ thi tuyển sinh và không có bài thi nào bị điểm 0.


Điểm cộng thêm (chế độ ưu tiên, khuyến khích)


1.Chế độ ưu tiên:

- Cộng 3 điểm cho một trong các đối tượng: con liệt sĩ; con thương binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động từ 81% trở lên; con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên”;
- Cộng 2 điểm cho một trong các đối tượng: con Anh hùng lực lượng vũ trang, con Anh hùng lao động; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con thương binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động duới 81%; con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%”;
- Cộng 1 điểm cho một trong các đối tượng: người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số; người dân tộc thiểu số; người đang sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.


2. Chế độ khuyến khích:

*Đạt giải cá nhân trong kỳ thi học sinh giỏi các bộ môn văn hóa:
- Giải nhất cấp tỉnh: cộng 2 điểm;
- Giải nhì cấp tỉnh: cộng 1,5 điểm;
- Giải ba cấp tỉnh: cộng 1,0 điểm;
*Đạt giải cá nhân hoặc đồng đội do ngành giáo dục và đào tạo tổ chức hoặc phối hợp với các ngành từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở cấp THCS trong các kỳ thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; thi vẽ; thi viết thư quốc tế; thi giải toán trên máy tính cầm tay; thi thí nghiệm thực hành một trong các bộ môn vật lý, hóa học, sinh học; thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; thi vận dụng kiến thức giải quyết tình huống thực tiễn; thi giải Toán bằng tiếng Anh (HOMC); thi giải Toán qua Internet, thi Olympic Tiếng Anh; thi học sinh giỏi môn kỹ thuật.

- Giải cá nhân:
+ Đạt giải nhất, nhì, ba quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh hoặc huy chương vàng: cộng 2 điểm;
+ Đạt giải khuyến khích quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh hoặc huy chương bạc: cộng 1,5 điểm;
 + Đạt giải ba cấp tỉnh hoặc huy chương đồng: cộng 1 điểm;
- Giải đồng đội (hội thao giáo dục quốc phòng, bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, cầu mây, điền kinh, tốp ca, song ca...):
+ Chỉ cộng điểm đối với giải quốc gia;
+ Số lượng cầu thủ, vận động viên, diễn viên của giải đồng đội từ 2 đến 22 người theo quy định cụ thể của Ban tổ chức từng giải;
+ Mức điểm khuyến khích được cộng cho các cá nhân trong giải đồng đội được thực hiện như đối với giải cá nhân.

Học sinh được cấp chứng nhận nghề phổ thông trong kỳ thi do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức ở cấp THCS:
- Loại giỏi: cộng 1,5 điểm;
- Loại khá: cộng 1 điểm;
- Loại trung bình: cộng 0,5 điểm;
Những học sinh đạt nhiều giải khác nhau trong các cuộc thi chỉ được hưởng một mức cộng điểm của loại giải cao nhất. Điểm cộng thêm cho các đối tượng ưu tiên, khuyến khích tối đa không quá 6 điểm.

Khi xét trúng tuyển lấy lần lượt theo thứ tự điểm xét tuyển từ cao nhất trở xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu được giao cho từng trường. Điểm thấp nhất cho học sinh trúng tuyển vào trường gọi là điểm chuẩn của trường.

>> Nguồn: thongtintuyensinh.vn

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

Bí kíp học tiếng Anh cho dân văn phòng

Những bí kíp học tiếng Anh cho dân văn phòng dưới đây sẽ giúp người đi làm học hiệu quả trong quỹ thời gian hạn hẹp.

Bí kíp học tiếng Anh cho dân văn phòng

Xác định mục tiêu

Với người đi làm, đặt ra mục tiêu khi học tiếng Anh giao tiếp là điều quan trọng. Nếu không, họ sẽ dễ chán nản hoặc vì quá bận rộn mà lơ là.
Để đặt mục tiêu, bạn cần trả lời 3 câu hỏi: Công việc của tôi bắt buộc sử dụng tiếng Anh không? Nếu tiếng Anh giỏi, tôi có thể kiếm vị trí tốt không? Tôi có cơ hội gì khi sử dụng thành thạo tiếng Anh? Trả lời những câu này, quá trình học ngoại ngữ của bạn sẽ rõ ràng, hiệu quả hơn.


Lộ trình học tiếng Anh cho người đi làm

Thời gian học để nói được tiếng Anh là bao lâu còn tùy thuộc vào trình độ ban đầu và sự nỗ lực của từng người. Thông thường, người có trình độ cơ bản sẽ cần tối thiểu 8 tháng đến một năm để đạt mục tiêu.
Những ai muốn học lại từ đầu, hãy khởi động bằng việc học phát âm tiếng Anh. Bạn có thể học qua từ điển, video Youtube. Để hiệu quả, giai đoạn đầu bạn nên học mỗi ngày một tiếng, duy trì khoảng 2-3 tuần.
Trong quá trình luyện phát âm, bạn có thể đồng thời học từ vựng. Mục tiêu là nắm chắc khoảng 1.000 từ thông dụng. Chúng sẽ giúp bạn đọc các tài liệu tiếng Anh cơ bản, ngữ pháp, luyện nghe và nói.

Phương pháp học 1.000 từ vựng tiếng Anh cơ bản trong 2 tháng

Học từ vựng khá vất vả và yêu cầu độ tập trung, chăm chỉ cao. Tuy nhiên, sau quá trình này, bạn sẽ thấy học tiếng Anh dễ dàng hơn nhiều.
Bạn cần chuẩn bị một cuốn vở, mỗi ngày chép ra 20 - 50 từ tùy theo khả năng. Ngày đầu tiên, chép 50 từ ra, tra từ điển, chép lại cả phiên âm, chọn 2 nghĩa phổ thông, rồi đặt ví dụ. Tiếp đó, học thuộc lượng từ này và chép thêm 50 từ nữa, nhưng chỉ ghi phiên âm, không tra nghĩa, cũng không lấy ví dụ.
Ngày thứ 2: Bạn ôn lại từ của ngày đầu, từ nào không thuộc, tích vào đó một dấu X. Tra tiếp nghĩa của 50 từ đã chép hôm trước, học thuộc, lấy ví dụ và chép thêm 50 từ để hôm sau tra lại.
Cứ vậy, bạn học từ vựng theo kiểu ôn lại bài hôm trước, học bài hôm nay và chuẩn bị từ cho bài hôm sau. Sau một tuần, bạn sẽ thấy có nhiều từ nhanh thuộc, trong khi có một số từ bị tích X nhiều lần. Lúc này, hãy chép lại các từ hay quên trong vòng một tuần (có thể là những từ bị tích 4 dấu X trở lên). Tiếp tục học như thế cho tới khi vốn từ của bạn vào khoảng 800-1000 từ.


Cách học ngữ pháp tiếng Anh

Với mục tiêu giao tiếp cơ bản, người học không cần quá chú trọng tới ngữ pháp, chỉ cần nắm được các thì, cấu trúc câu, từ loại…
Bạn có thể sử dụng cuốn sách Ngữ pháp tiếng Anh của Mai Lan Hương và Nguyễn Thanh Loan. Sách do người Việt biên soạn nhưng nội dung chi tiết, bài tập phong phú. Cuốn thứ 2 là Grammar for IELTS của Cambridge. Bạn sẽ làm một bài test ngay đầu sách để xem mình sai phần nào và học lý thuyết phần đó. Nếu có thời gian, hãy sử dụng cả 2 cuốn để mang lại hiệu quả cao hơn.
Nguyên tắc khi học ngữ pháp: Có thể không cần làm hết cả cuốn nhưng học tới phần nào chắc phần đó, làm hết các bài tập, không được bỏ sót.


Phương pháp luyện nghe nói

Với kỹ năng này, không còn cách nào khác là bạn phải tạo cho mình một môi trường thực hành. Dưới đây là một số cách tham khảo:
Nghe tin tức tiếng Anh. Mới đầu, bạn có thể không hiểu người bản ngữ nói gì nhưng hãy để tai làm quen với tiếng Anh. Sau một thời gian, bạn hãy tập trung, nắm các keyword trong bài nghe. Mỗi ngày hãy dành tối thiểu 15-20 phút cho tai luyện nghe.
Đọc báo. Bạn cần đọc to thành tiếng bài báo đó chứ không chỉ đọc bằng mắt. Như thế, bạn sẽ bắt não vận dụng cả vốn từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm cũng như tăng khả năng nói tiếng Anh.
Xem phim. Có rất nhiều phim hay giúp bạn học tiếng Anh hiệu quả. Khi nghe được các câu nói trong phim, hãy ngay lập tức nói theo để tăng khả năng phát âm và nói. Một số bộ phim bạn có thể tham khảo là Friends, How I meet your mother, Extra English…
Tạo môi trường nói. Nếu tận dụng được môi trường nói tiếng Anh ngay tại công ty, việc học ngoại ngữ sẽ rất thuận lợi. Nếu không, bạn có thể tham gia các Câu lạc bộ tiếng Anh. Hãy tạo môi trường nói tiếng Anh càng nhiều càng tốt.
Nếu những phương pháp trên vẫn chưa mang lại hiệu quả cho bạn, có thể vì bạn thiếu động lực, sự quyết tâm. Lúc này, bạn có thể tìm tới các trung tâm học tiếng Anh để được hướng dẫn và có môi trường học cụ thể.

>> Nguồn: idplanguage

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2018

VÌ SAO NÊN HỌC TIẾNG ANH VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI?

Luyện phản xạ nghe nói, cải thiện phát âm, ngữ điệu là những lợi ích mà bạn sẽ nhận được khi học tiếng anh cùng giáo viên nước ngoài


Học tiếng Anh với người nước ngoài là một cách học ngày càng được nhiều người học tin tưởng chọn lựa vì nhiều lợi ích mà nó mang lại. Cùng bài viết hôm nay điểm qua 6 lợi ích thiết thực từ cách học này nhé!

 

VÌ SAO NÊN HỌC TIẾNG ANH VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI


1. Rèn luyện kỹ năng nghe – nói

Học với người nước ngoài thì bạn sẽ được sống trong môi trường hoàn toàn sử dụng tiếng Anh. Chính vì vậy mà bạn sẽ được rèn luyện kỹ năng nghe – nói trong suốt cả buổi học. Ở trong lớp học, giáo viên sẽ truyền đạt cho học viên tất cả mọi thứ bằng tiếng Anh, và tất nhiên là bạn cũng phải giao tiếp lại bằng tiếng Anh. Chính nhờ vậy mà bạn sẽ hình thành phản xạ nghe – nói một cách rất tốt.


Ngoài ra, trong lớp học bạn cũng nên mạnh dạn trình bày quan điểm, ý kiến của mình trước mọi người. Với cách học này thì một phần bạn sẽ rèn luyện được khả năng nói tiếng Anh, một phần sẽ có được sự tự tin khi nói tiếng Anh đấy!



2. Bắt chước được phát âm của giáo viên


Như đã nói ở trên thì khi học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài bạn sẽ phải sử dụng tiếng Anh 100%. Do đó, bạn phải tận dụng thời gian này để học được cách phát âm từ giáo viên.



Trong khi học, nên lắng nghe cách phát âm của giáo viên rồi từ đó đối chiếu với cách phát âm của mình, xem thử có sự khác biệt gì không để sửa chữa và hoàn thiện cách phát âm của mình. Và thậm chí, trong lúc bạn nói tiếng Anh thì giáo viên cũng đã quan sát, lắng nghe để sửa lỗi trong cách phát âm của bạn rồi đấy!



3. Học thêm các từ vựng


Trong quá trình học tiếng Anh với người nước ngoài thì bạn còn có nhiều cơ hội để học thêm từ vựng mới, mà chắc chắn là bạn sẽ không được học trong bất cứ sách vở, tài liệu nào cả.



Với những từ vựng này thì bạn sẽ tự tin hơn khi giao tiếp với người nước ngoài, vì có thể hiểu được những cụm từ trong giao tiếp thông dụng. Đây là những từ vựng sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều trong quá trình giao tiếp với người nước ngoài đấy!


4. Luyện phản xạ nói


Như đã nói ở các phần trên thì trong quá trình học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài các bạn sẽ phải sử dụng hoàn toàn loại ngôn ngữ này. Do đó, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để luyện nói và được giáo viên sửa lỗi một cách tận tình.

Hơn nữa, để tận dụng tối đa cơ hội phát triển phản xạ nói thì bạn cần tích cực tham gia phát biểu, trình bày ý kiến, quan điểm của bản thân.



5. Tự tin hơn khi tham gia các kỳ thi tiếng Anh quốc tế


Như bạn biết thì các kỳ thi tiếng Anh như Ielts có phần thi Speaking phải nói chuyện với người nước ngoài. Do đó, nếu các bạn đã học tiếng Anh với người nước ngoài thì chắc chắn trong lúc thi bạn sẽ mạnh dạn, tự tin hơn các bạn không học với người nước ngoài. Chính vì vậy, kết quả thi của bạn cũng sẽ tốt hơn.



6. Hiểu thêm về văn hóa, phong tục nước ngoài


Khi học với người nước ngoài thì bạn sẽ được biết thêm rất nhiều kiến thức mới mẻ từ giáo viên. Những kiến thức này sẽ là cho vốn kiến thức của bạn thêm phong phú hơn và sẽ giúp bạn hội nhập tốt hơn nếu sau này làm việc trong môi trường quốc tế.


>> Nguồn: nativespeaker

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

XEM NGAY 23 CỤM ĐỘNG TỪ TIẾNG ANH ĐI VỚI LOOK

"Look" là từ xuất hiện thường xuyên trong tiếng Anh, nhưng các bạn đã biết những cụm động từ đi với look được sử dụng như nào chưa? Nếu chưa, hãy cùng Benative Việt Nam học ngay nhé

XEM  NGAY 23 CỤM ĐỘNG TỪ TIẾNG ANH ĐI VỚI LOOK

1. Look after

To take care of someone or something
Example: I need to find someone who can look after my dogs this weekend while I’m on holiday.
 

2. Look ahead

To think about and plan the future
Example:
Let’s look ahead to next month’s projected sales figures.
In order to build a sustainable company, you need to form the habit of looking ahead.
 

3. Look around/round

Visit a place and see what is there
Example:
Do you want to have a look around/round town this afternoon?
I think we should spend some time this afternoon to look around Hue. We're leaving tomorrow already.

 

4. Look at

To consider or examine something, usually before making a decision
Example: We will have to look at all the proposals before coming to any decision.
To read something quickly
Example: Can you have a look at the notes I gave you last week?
To confront or face something
Example: He is looking at a large fine if he doesn’t comply with the court order.
 

5. Look back

To think about something in the past
Example:
When I look back on my childhood, I realise how lucky I was to not have any responsibilities.
When Mary looked back on her childhood in the countryside, she was filled with a wave of nostalgia /nəˈstældʒə/.
 

6. Look down on

To consider someone inferior; to believe that you are better than someone else
Example: I hate the way that our boss looks down on us; she treats us as if we are less important than her.
 

7. Look for

Try to find or search for someone or something
Example:
Can you help me look for my keys? I seem to have mislaid them.
Hey dude, what are you looking for?
 

8. Look forward to

To be excited about something that will happen in the future
Example:
I am really looking forward to Christmas this year, as my family are coming to visit.
After a period of hard work to prepare for and take the first-semester exams, Loan is looking forward to the coming Tet Holiday with her family in Mui Ne.
 

9. Look in on

To visit someone for a short time
Example:
Look in on your grandmother on your way home to make sure she has everything she needs.
Philip, Josh is away for a business trip and his mother has just got sick recently. Wanna join me to look in on her mother?
 

10. Look into

To investigate or find out more about something
Example: I don’t have that information to hand but I will look into it and get back to you.



11. Look on

To watch an event or an activity without taking part in it or getting involved
Example:
I looked on as my friends danced around the room.
Bình Định is a place where you don't have to worry about being mugged : people never just look on when someone is being attacked.
 

12. Look out

Warning someone to be careful or to be vigilant
Example:
Look out! There is broken glass on the floor!
Hey, look out! Lots of cars are coming.
 

13. Look out for something or someone

Be vigilant; try to notice something or keep an eye out for something or someone in particular
Example: Look out for hummingbirds in the garden, they are often seen here.

14. Look out for someone

Take care of someone, protect them and make sure they are alright
Example: I have always looked out for my little sister.

15. Look over

Check or revise something, usually quickly
Example: Can you look over my thesis and tell me what you think I need to improve?

16. Look to

To rely on someone or something for help or advice
Example: We have always looked to our mother for guidance.

17. Look through

Examine or read something, usually briefly
Example: Can you have a look through this report before I hand it to the boss please?

18. Look something up

To search for information
Example: We can look up the restaurant’s address on the internet.

19. Look someone up

Go to visit someone; find an old friend
Example: Look me up if you are ever in Ireland!

20. Look up to someone

To admire or respect someone
Example: I have always looked up to my father.
 

21. Look upon/on someone or something

To consider or regard someone or something in a particular way
Example: I have always looked upon/on my mother as a friend.
 

 22. Look away

To turn your eyes away from someone or something that gives a bad feeling such as fear, shame, pain, disgust or embarrassment.
Example: I looked away as the doctor peeled the bandage off my arm.
 

23. To be looking up

Getting better or improving
Example:Our financial situation finally seems to be looking up.


Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn biết sử dụng động từ tiếng Anh LOOK và các cụm từ đi kèm đúng cách nhất, chúc các bạn học tốt

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2018

Kiến thức lớp 12 chiếm 90% đề tham khảo thi THPT quốc gia 2019

Duy nhất đề Toán có một câu hỏi liên quan đến lớp 10; các môn khác kiến thức lớp 11 chiếm không quá 10%.

Ngày 6/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề tham khảo thi THPT quốc gia 2019 của tất cả 5 bài thi gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, hai bài tổ hợp Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên.

Theo đánh giá của giáo viên Hệ thống giáo dục Học mãi, đề tham khảo đều tăng số lượng câu hỏi thuộc chương trình lớp 12, chiếm 85-90%. Phần kiến thức lớp dưới chiếm tỷ lệ rất nhỏ, không quá 10% trên một môn và gần như chỉ rơi vào lớp 11. Riêng môn Ngữ văn, ngữ liệu nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12.












Độ khó của đề tham khảo 2019 giảm rõ rệt so với đề chính thức thi THPT quốc gia 2018. Điều này thể hiện qua số lượng câu hỏi dễ, câu hỏi lý thuyết (mức độ nhận biết và thông hiểu) tăng lên; số câu vận dụng cao giảm đi, chỉ còn khoảng 10% (4 câu); độ khó của câu hỏi vận dụng cao giảm.

"Với đề thi này, thí sinh học lực trung bình - khá có thể đạt 6-7 điểm/môn thi", tổ giáo viên nhận định.



Kiến thức lớp 12 chiếm 90% đề tham khảo thi THPT quốc gia 2019


Môn Toán học sinh dễ đạt 6 điểm


Thầy Trần Bá Minh (trường THPT Anhxtanh Hà Nội) đánh giá đề tham khảo THPT quốc gia 2019 hay, không đánh đố, không dài, giảm áp lực cho học sinh trong học tập.

"45/50 câu hỏi trong đề thuộc chương trình lớp 12, chiếm 90%. 5 câu thuộc chương trình lớp 11, chiếm 10 %. Riêng câu 49 vừa có thể coi liên quan đến lớp 10 vì giải được bằng kiến thức lớp này, vừa có thể tính là lớp 12 vì vận dụng chương 1 lớp 12 để giải", thầy Minh nói.

So với đề thi THPT quốc gia 2018, đề tham khảo môn Toán năm nay được thầy giáo đánh giá là dễ hơn. Các câu hỏi ngắn gọn, yêu cầu rõ ràng, giảm việc phải tính toán quá nhiều. Từ câu 1 đến 30 là kiến thức rất cơ bản; câu 31 đến 40 độ khó nâng lên một chút; câu 41 trở đi là kiến thức nâng cao hơn nhằm phân loại học sinh. Tuy nhiên, những câu nâng cao vẫn dễ hơn nhiều so với đề 2018.

"Với đề thi này, học sinh dễ đạt 6 điểm khi giải 30 câu đầu và cũng không quá khó để đạt 9-10 điểm", ông Minh nói.

Thầy giáo phân tích, các câu hỏi vận dụng cao không quá đánh đố học sinh nhưng yêu cầu người làm có nền tảng kiến thức tốt, kỹ năng giải nhanh. Học sinh cần nắm chắc kiến thức cơ bản, thường xuyên luyện giải bài toán vận dụng cao một cách linh hoạt. Khi luyện, cần giải đúng trước sau đó mới giải nhanh để tránh sai sót khi làm bài trắc nghiệm.



Đề tiếng Anh học sinh khá có thể đạt 7-8 điểm


Cô giáo Nguyễn Vân Khánh (trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai) đánh giá đề tham khảo môn tiếng Anh đã bám sát các chủ đề trong chương trình THPT như du lịch, giáo dục... Kiến thức không tập trung vào lớp 10, 11 hay 12, mà xoay quanh toàn bộ nội dung ngữ pháp, từ vựng, kỹ năng trong cả ba lớp học. Câu hỏi được thiết kế theo mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và cao với số lượng lần lượt là 10, 15, 15 và 10, trên 50 câu.

"Đề thi tham khảo không có câu hỏi đánh đố, phần nhận biết từ đồng nghĩa/trái nghĩa cho phép học sinh suy luận từ văn cảnh của câu. Mức độ khó dễ của đề tương đương đề thi chính thức năm 2018, nhưng số lượng câu/từ vựng khó đã giảm, phần sửa lỗi sai cũng không có câu khó như đề thi năm 2018, bài đọc không quá dài", cô Khánh nói.

Với đề tham khảo này, giáo viên trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai nhận định học sinh trung bình có thể đạt 3,6-5,6 điểm; học sinh khá đạt 7-8 điểm. Các em muốn đạt điểm 9-10 cần chú ý phần vận dụng nâng cao của nội dung ngữ pháp, tăng cường vốn từ vựng và kỹ năng đọc hiểu.



Môn Ngữ văn không thay đổi cấu trúc so với đề thi năm 2018


Theo giáo viên của Hệ thống giáo dục Học Mãi, đề tham khảo môn Ngữ văn 2019 không có bất kỳ sự thay đổi nào về mặt cấu trúc so với đề hai năm qua. Cụ thể, phần Đọc hiểu (3 điểm) gồm một đoạn ngữ liệu đi kèm 4 câu hỏi nhỏ, được sắp xếp tuần tự từ cấp độ nhận biết đến vận dụng. Phần Làm văn (7 điểm) gồm câu viết đoạn văn nghị luận xã hội (2 điểm) và nghị luận văn học (5 điểm)

Về mặt nội dung, đề tham khảo có một số thay đổi. Trong phần Đọc hiểu, câu đầu tiên không còn kiểm tra kiến thức tiếng Việt căn bản như thể thơ, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt... như những năm trước. Các câu hỏi cũng không yêu cầu học sinh có sự học thuộc kiến thức trong sách giáo khoa.

"Phần nội dung này chỉ yêu cầu học sinh thực hiện chính xác hai thao tác là đọc và hiểu ngữ liệu, đây là thay đổi hết sức lớn. Nếu thi thật vẫn giữ nguyên cách ra đề như đề như vậy, học sinh không còn cần quá tập trung vào học kiến thức tiếng Việt", tổ giáo viên nhận định.

Trong phần Làm văn, câu viết đoạn vẫn giữ nguyên cách hỏi và hình thức thể hiện như các năm trước, yêu cầu học sinh viết một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ, nghị luận về một vấn đề được trích ra trong ngữ liệu ở phần Đọc hiểu.

Câu hỏi nghị luận văn học có sự thay đổi trong phạm vi kiến thức là chỉ nằm trong chương trình lớp 12 thay vì có lớp 11 như năm trước. Độ khó ở câu này tương đồng với câu hỏi 2018.

Trước đó ngày 4/12, Bộ Giáo dục công bố phương án thi THPT quốc gia 2019 với một số thay đổi về bảo quản, bảo mật bài thi, cách chấm thi nhằm ngăn chặn gian lận. Về phạm vi kiến trước, Bộ chủ trương đề thi nằm trong chương trình cấp THPT, chủ yếu là lớp 12.

>> Nguồn: Quỳnh Trang (vnexpress.net)

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2018

Thi lớp 10 Hà Nội: Ôn tiếng Anh thế nào để đạt điểm cao?

2019 là năm đầu tiên Sở GD&ĐT Hà Nội đưa tiếng Anh là một trong ba môn thi bắt buộc, ngoài 2 môn toán và văn, trong kỳ thi vào lớp 10. Đây vốn là kỳ thi có tiếng “khốc liệt” chẳng kém gì thi vào đại học, nhiều sĩ tử đang dốc sức để ôn luyện môn thi nào. Sau đây là một số gợi ý để việc ôn luyện đạt hiệu quả tốt hơn.


Thi lớp 10 Hà Nội - Ôn tiếng Anh thế nào để đạt điểm cao

“Quần nát” SGK là nắm chắc phần thắng


Sau khi có đề thi minh họa, nhiều giáo viên nhận định đề thi tiếng Anh về cơ bản không đánh đố, tuy có nhiều dạng câu hỏi khác nhau. Đặc biệt, phần lớn kiến thức đều nằm trong chương trình SGK hiện hành nên việc nắm kỹ chương trình cơ bản sẽ là một lợi thế để sĩ tử đạt điểm tốt.

Thầy Nguyễn Danh Chiến, giáo viên dạy tiếng Anh được nhiều học sinh Hà Nội biết đến, nhận định rằng, đề thi tiếng Anh lớp 10 Hà Nội có nhiều "món", dạng câu hỏi giống đề thi THPT quốc gia những năm trước đây với lời dẫn rất quen thuộc. Các câu hỏi tập trung trong chương trình THCS, số câu hỏi mang tính thách đố rất ít. Học sinh nắm chắc kiến thức và kỹ năng cơ bản của Chương trình tiếng Anh THCS có thể làm tốt bài thi.

Với 40 câu hỏi, trong đó có 32 câu trắc nghiệm và 8 câu tự luận, đề minh họa gồm các nội dung Phát âm, Ngữ pháp, Từ vựng, Tình huống giao tiếp, Đọc hiểu và Viết câu. Số lượng câu hỏi liên quan đến ngữ pháp (đơn lẻ, trong đoạn văn điền từ, vận dụng viết câu) chiếm tỷ lệ tương đương 50%, trong khi số lượng câu về từ vựng ít.

“Điều đáng lưu ý nữa là đề không yêu cầu viết đoạn văn nên sẽ thuận lợi cho rất nhiều học sinh yếu về kỹ năng sản sinh ngôn ngữ. Đề thi yêu cầu học sinh phải nắm chắc các quy tắc phát âm (nguyên âm, phụ âm), các kiến thức ngữ pháp cơ bản, lời đáp trong tình huống giao tiếp thông thường, vốn từ vựng rộng, kỹ năng sử dụng nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp để điền từ trong đoạn văn, kỹ năng đọc hiểu đoạn văn ngắn để trả lời câu hỏi và viết lại câu/kết hợp câu” – thầy gợi ý.

Cũng theo thầy Chiến, đề thi đòi hỏi học sinh đáp ứng 3 mức độ nhận thức: Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng ở mức độ thấp. Số lượng câu hỏi yêu cầu học sinh cần đạt được mức độ vận dụng cao chiếm 15%, chủ yếu dành cho các bạn mong muốn đạt được điểm 9 - 10.

“Nếu xét trên mục tiêu của việc điều chỉnh phương án thi là giúp cải thiện tình trạng môn chính, môn phụ, tránh tình trạng học lệch, học tủ thì đề như vậy là phù hợp và không gây sốc đối với học sinh. Các em không cần quá lo lắng” – thầy nói.

Đọc đề thi cũng cần kỹ năng


Theo một số giáo viên luyện thi tiếng Anh, việc đọc và phân tích đề thi cũng giúp học sinh sớm có nhiều thời gian làm bài, tránh lạc đề. Điều này cần có một số kỹ năng nhất định.

Theo đó, ngay khi nhận đề thi, học sinh nên đọc lướt toàn bộ đề thật nhanh trong vòng vài phút, dùng bút chì gạch ngay vào những vấn đề cần lưu ý trong câu hỏi hoặc các loại bài như xác định cách phát âm, tìm đúng dạng của từ, tìm lỗi sai trong câu…

Để tiết kiệm thời gian, khi làm bài thi, học sinh nên chia câu hỏi thành 3 nhóm.

Nhóm 1: là câu hỏi mà học sinh có thể trả lời được ngay (ví dụ như cách chia động từ khi có điểm thời gian xác định, các giới từ quen thuộc đi với động từ hoặc tính từ, xác định mạo từ…).

Nhóm 2: là những câu hỏi hoặc vấn đề cần phải tính toán và suy luận (thường thể hiện trong các bài đọc hiểu, tìm thông tin đúng hoặc sai, hoặc suy diễn để tìm ý chính cho đoạn văn..).

Nhóm 3: là những câu hỏi còn phân vân hoặc vượt quá khả năng của mình thì học sinh cần đọc kỹ lại và dành thêm thời gian để lựa chọn cho đúng.

Phương pháp loại trừ cũng là kỹ năng cần thiết trong quá trình làm bài thi môn tiếng Anh. Khi làm một câu trắc nghiệm, phải đánh giá để loại bỏ ngay những phương án sai và tập trung cân nhắc trong các phương án còn lại. Thường trong bốn đáp án của mỗi câu hỏi, chắc chắn đã có hai đáp án loại bỏ ngay và chỉ để ý hai đáp án còn lại sẽ dễ dàng hơn trong việc chọn được câu trả lời chính xác và việc lựa chọn này cũng nên quyết đoán.

Vì thi trắc nghiệm là một cuộc đua về thời gian nên học sinh không nên dừng lại quá lâu ở bất cứ câu hỏi nào.Với những câu không biết chắc đáp án chính xác, nên dùng phương pháp loại trừ để loại bỏ được càng nhiều phương án sai càng tốt.

Học sinh lưu ý tuyệt đối không nên để trống một câu nào. Kể cả với những câu không thể trả lời được cũng nên đánh dấu vào một trong các phương án bởi nếu may mắn, học sinh có thể trả lời đúng còn nếu trả lời sai thì cũng không bị trừ điểm.

 >> Nguồn: Nhật Lam

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Cảm thụ ngoại ngữ qua bài hát tiếng Anh


Bí quyết học tốt ngoại ngữ của bạn là gì? Đã bao giờ bạn nghĩ rằng những bài hát tiếng Anh sẽ mang lại thật nhiều kiến thức cho mình và nó sẽ là cách học hiệu quả nhất. Học như thế nào không quan trọng mà chủ yếu là bạn phải biết chọn đúng vũ khí và nắm được chuẩn cách sử dụng chính xác để việc học luôn vui vẻ, thoải mái mà đạt được hiệu quả cao. 

 
Cảm thụ ngoại ngữ qua bài hát tiếng Anh
Học tiếng Anh qua bài hát



Học tiếng Anh qua bài hát chính là một thứ vũ khí lợi hại nếu như bạn biết nghiên cứu đúng cách. Nhưng liệu chúng ta đã phát huy tối đa công dụng của nó chưa? Hãy đọc những chia sẻ sau đây của chúng tôi để tận dụng tối đa phương pháp này bạn nhé!


1. Học tiếng Anh qua bài hát rất hiệu quả  


Trước khi đến với bài hát tiếng Anh, bạn cần có cách “chữa điếc” để áp dụng trong khi luyện để có thể đạt hiệu quả tối ưu nhất. Và đây cũng là lý do tại sao bạn nên chọn phương pháp này, chính xác là tôi muốn nói bạn nên cảm thụ qua âm nhạc.

Khoa học đã chỉ ra rằng âm nhạc có thể giúp những ai tiếp cận với ngôn ngữ thứ hai sẽ tiếp thu được một lượng từ vựng và ngữ pháp kha khá, đồng thời cũng cải thiện các lỗi chính tả một cách nhanh chóng. Phương pháp này được đặt tên là “Mozart Effect – Hiệu ứng Mozart”, khái niệm này cho rằng nghe nhạc cổ điển sẽ giúp làm tăng hiệu suất các công việc liên quan tới trí óc như học tập.

2. Các ca khúc đều có ngôn từ và lời nói giao tiếp thông dụng


Các bài hát luôn chứa nhiều từ vựng hay các cụm từ đặc trưng và lối diễn đạt hữu ích, bởi đối tượng thính giả được nhắm đến là những người bản ngữ, cho nên các ca khúc bao gồm nhiều cụm từ thiết yếu, cơ bản và ngôn ngữ giao tiếp được cập nhật thường xuyên. Ngôn ngữ được dùng trong các ca khúc là những từ được chọn lọc thông thường và thực sự rất hữu dụng nếu bạn biết cách lựa chọn đúng bài hát để học.


3. Nghe nhiều các bài hát tiếng Anh giúp bạn quen dần với tiếng Anh.


Lắng nghe các ca khúc cũng khiến bạn tập trung hơn vào cách phát âm và hiểu rõ hơn giọng nói và nhịp điệu. Nếu để ý, bạn sẽ thấy những ai có giọng nói hay và phát âm chuẩn, ngữ điệu tốt trong khi nói tiếng Anh đều là những người có sở thích nghe và hát nhạc ngoại rất hay. Đây là minh chứng cho phương pháp “đắm mình trong ngoại ngữ” một cách vô thức thông qua các ca khúc mà chính bản thân người học cũng không để ý. Với sự hiện đại và phát triển toàn diện mạnh mẽ của khoa học công nghệ, thật dễ dàng để bạn có thể lên và truy cập để học và xem trực tuyến.      

Nếu bạn muốn học thêm được nhiều bài hát tiếng Anh hơn nữa hãy đến với chúng tôi để được các thầy cô hướng dẫn thật chu đáo, tận tình và được tham gia những hoạt động vui chơi luyện thanh nhạc bạn nhé!  

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2018

5 nguyên nhân khiến người đi làm không thể giao tiếp tiếng Anh


Ai cũng biết rằng, tiếng Anh đang càng ngày càng trở nên cần thiết. Khi Việt Nam nói riêng và các quốc gia nói chung trên thế giới đều hội nhập vào sân chơi lớn thì tiếng Anh trở thành mặc định trở thành một trong những ngôn ngữ quốc tế được dùng trong công việc và đời sống xã hội. Có thể hiện tại, công việc của bạn chưa cần phải sử dụng Tiếng Anh nhiều nhưng 10 năm thậm chí là 20 năm nữa, đó sẽ là một câu chuyện rất khác. Biết vậy nhưng trên thực tế, đa phần người đi làm Việt Nam không giao tiếp tốt bằng tiếng Anh. Nhiều người đăng ký học thêm tiếng Anh ở các trung tâm nhưng việc giao tiếp tiếng Anh vẫn còn rất yếu. 


5 nguyên nhân khiến người đi làm không thể giao tiếp tiếng Anh


Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 5 lí do phổ biến khiến đa phần người đi làm Việt nam không thể giao tiếp tốt bằng Tiếng Anh. Hãy điểm xem, bạn không giỏi giao tiếp Tiếng Anh là vì lí do nào trong 5 lí do dưới đây.

1. Đi làm về mệt, không muốn đi học thêm

Trung bình một người đi làm 8 tiếng 1 ngày và suốt 6 ngày 1 tuần (nếu tính cả thứ 7), bắt đầu từ 8h sáng và kết thúc vào 6h tối – khung giờ đỉnh điểm của kẹt xe. Suốt cả ngày ngồi ở văn phòng làm việc; chưa tính đến đầu óc căng thẳng mà cơ thể cũng mệt mỏi. Vì thế nên, lúc tan làm, các bạn không muốn chạy sô đi học thêm tiếng Anh (thường các trung tâm tiếng Anh mở lúc 7h-9h) mà muốn về nhà nghỉ ngơi sau ngày làm việc.

2. Ngại vì lớn tuổi rồi, nói sai con nít nó cười cho

Khá nhiều bạn không thích đi học thêm tiếng Anh ở trung tâm là vì lý do này. Hiện tại ở các trung tâm Anh ngữ, chủ yếu là sinh viên đi học thêm tiếng Anh. Vì tự ti nên nhiều bạn không muốn học trong lớp đông người. Sinh viên thường ít căng thẳng trong công việc hơn nên tốc độ tiếp thu, làm bài tập, học nhanh hơn. “Nếu tham gia lớp học thì sẽ khó theo được tiến độ chung của lớp” là suy nghĩ của nhiều người đi làm hiện nay.

3. Mình đã có công việc ổn đinh, học càng tốt mà không học cũng không sao

Bạn sẽ gặp rắc rối to trong tương lai với kiểu suy nghĩ này. Hiện nay sinh viên giỏi tiếng Anh khá nhiều vì họ có áp lực phải tìm việc và cũng để chuẩn bị cho tương lai dài hạn. 5-8 năm trước đa phần chúng ta thậm chí chưa tượng tưởng ra mỗi người đều có riêng một chiếc smartphone có thể làm được hầu hết mọi việc như bây giờ. Mọi thứ vẫn đang phát triển rất nhanh. Học tiếng Anh hiện là một xu thế toàn cầu. Mọi người cần tiếng Anh để làm việc, du lịch,… Các doanh nghiệp cũng đang dần coi trọng những nhân sự biết tiếng Anh hơn. Chính vì thế nên chúng ta – không riêng gì người đi làm, ai cũng phải đầu tư và tích lũy vốn tiếng Anh và kĩ năng khác dần dần để không bị lạc hậu mà thực tế hơn là mất việc trong thời đại toàn cầu hóa.

4. Bận chuyện gia đình, con cái

Công việc ban ngày vốn tất bật, ban đêm bạn phải dành thời gian cho gia đình, chăm sóc con cái, nhất là bên phía phụ nữ. Chăm con học bài rồi đi ngủ xong quay ra đã 10h đêm, lúc đấy thì các trung tâm tiếng Anh cũng không còn mở cửa nữa. Còn tự học thì bạn phải có quyết tâm thực sự lớn để có thể tự học đều đặn mỗi ngày sau khi sắp xếp ổn thỏa công việc và gia đình.

5. Chưa tìm thấy giải pháp học tiếng Anh giao tiếp nào thực sự tốt

Thật CĂNG THẲNG khi phải chạy xe nửa tiếng đồng hồ đến các trung tâm tiếng Anh sau 1 ngày làm việc mệt mỏi. Với giải pháp học tiếng Anh giao tiếp online 1 giáo viên kèm 1 học viên, bạn có thể học ở bất cứ đâu vào bất cứ lúc nào chỉ cần có laptop, mạng internet và tai nghe tích hợp microphone. Việc học tiếng Anh giao tiếp của bạn giờ đây được cá nhân hóa theo trình độ và tốc độ học của bạn.

 >> Nguồn: Sưu tầm

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2018

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích

 Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tại phiên họp giải trình của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ngày 24/9.
 
Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Không phục vụ đồng thời 2 mục đích
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tại phiên họp giải trình. Ảnh: quochoi.vn


Báo cáo kết quả khảo sát về kỳ thi THPT năm 2018, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cho rằng Bộ GD&ĐT ban hành bộ đề thi minh họa muộn hơn so với các năm trước đã ảnh hưởng đến công tác tổ chức ôn tập của các nhà trường. Còn về hình thức thi trắc nghiệm, báo cáo nhận định chất lượng đề thi ở một số môn còn bất cập... Để đáp ứng yêu cầu của kỳ thi THPT quốc gia là đánh giá trình độ, năng lực của học sinh phổ thông, Bộ GD&ĐT cần hoàn chỉnh phương thức thi trắc nghiệm, bảo đảm chất lượng đề thi; nghiên cứu hoàn thiện các bài thi tổ hợp, bảo đảm kiến thức tổng hợp và khoa học.

Tại phiên giải trình, một số đại biểu Quốc hội nêu lo ngại của nhiều cử tri về tỉ lệ tốt nghiệp THPT quá cao, gần 100% thì việc tổ chức thi để xét tốt nghiệp THPT cần thiết đến đâu, Bộ sẽ cải tiến kỳ thi theo hướng nào để vừa gọn nhẹ vừa tránh được những sai phạm lớn như trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.

Báo cáo của Bộ GD&ĐT tại phiên giải trình nêu rõ: Kỳ thi THPT quốc gia sẽ tiếp tục được giữ ổn định với các nội dung cơ bản như: Nội dung thi, đề thi sẽ tiếp tục được xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, nâng cao độ phân hóa của đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và từng bước định hướng theo lộ trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Về các bài thi, môn thi: Trong các năm 2019 và 2020, việc tổ chức các bài thi được giữ ổn định như năm 2017; từ năm 2021 trở đi, các bài thi, môn thi được thiết kế từng bước phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới; nếu điều kiện cho phép có thể thí điểm tổ chức cho thí sinh làm bài thi trên máy tính.

Cùng với việc hoàn thiện Kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng và công bố định hướng đổi mới thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ phù hợp với Chương trình sách giáo khoa phổ thông mới theo hướng tăng cường phân cấp cho các địa phương và tăng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học trong tuyển sinh.

Trước mắt, để tổ chức tốt Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, Bộ GD&ĐT chỉ đạo toàn ngành tập trung rà soát, đánh giá nghiêm túc, xử lý kịp thời những tiêu cực và hạn chế bất cập xảy ra trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để rút kinh nghiệm trong quản lý, chỉ đạo tổ chức thi vào các năm 2019 và 2020.

Liên quan đến nội dung này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ đã tham khảo các nước cho thấy, hiện nay rất nhiều nước thi THPT quốc gia. Thi THPT quốc gia không chỉ để công nhận tốt nghiệp mà quan trọng là, kiểm tra xem nội dung phương pháp, chất lượng dạy - học như thế nào để điều chỉnh chất lượng trên phạm vi toàn quốc. Do vậy nội dung, mức độ yêu cầu đạt được phải gắn với chương trình THPT quốc gia và phản ánh được đúng thực chất, minh bạch công khai.

“Kỳ thi tới đây sẽ không phải phục vụ đồng thời cho 2 mục đích, mà phục vụ cho đổi mới chương trình THPT quốc gia. Bộ sẽ cải tiến kỳ thi tốt hơn và vẫn bảo lưu quan điểm cần phải duy trì kỳ thi quốc gia. Kỳ thi vừa rồi giảm rất nhiều áp lực và giảm tốn kém. Quá trình đổi mới kỳ thi là cải tiến chứ không phải mỗi năm một kiểu. Ba năm gần đây, kỳ thi đã ổn định nhưng mỗi năm phải có cải tiến về kỹ thuật”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.

Trước băn khoăn về nguyên nhân tỉ lệ tốt nghiệp THPT cao, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng thời gian qua, điểm học bạ gần như là "phao cứu sinh" để nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, ông cho biết sẽ từng bước tiến tới chỉ đánh giá quá trình thông qua điểm học bạ ở một mức độ nhất định để kỳ thi thực chất hơn.


>> Nguồn: baochinhphu.vn

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

Học tiếng Anh giao tiếp hàng ngày với giới từ

Có khoảng 150 giới từ nhưng đây lại là một dạng từ loại phức quan và không kém phần quan trọng. Trên thực tế thì các từ như “of, to và in” là một trong 10 giới từ được sử dụng nhiều nhất trong học tiếng Anh giao tiếp hàng ngày. Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ được học tất cả kiến thức nên biết về giới từ trong phạm vi cơ bản. 


Học tiếng Anh giao tiếp hàng ngày với nội dung cơ bản về giới từ

Học tiếng Anh giao tiếp hàng ngày với giới từ


Định nghĩa: 

Giới từ chỉ sự liên quan giữa các từ trong cụm từ hoặc trong câu, đi sau giới từ là tân ngữ (Object), Verb + ing, cụm danh từ …  

Ví dụ:
I went into the room.
Tôi đi vào phòng.

Ví dụ:
1. Please, come in. It’s raining. (Trạng từ)
We are in the small room. (Giới từ);
Vì tân ngữ của “In” là “The room”
2. He ran down quickly. (Trạng từ)
Vì “quickly” không phải là tân ngữ của “down”
=> Nó chỉ là trạng từ chỉ cách thức mà thôi.
3. My dictionary is on the desk. (Giới từ)

2. Cách sử dụng giới từ trong tiếng Anh:


Depend on
Wait for
Independent of
Think of
Look after
Make up
Look for
Look up
Look up to
Live on
....................
................

3. Các loại giới từ trong tiếng Anh


Phân loại giới từ

  • Giới từ chỉ Thời gian.


After
during
since
At
For
Throughout
Before
From
Fore ward
Behind
In
Until
By
On
Within

  • Giới từ chỉ Địa điểm/ nơi chốn  


About
Beneath
Over
Above
Beside
Through
Across
Beyond
To 
At
By 
Toward
Before
In
Under
Behind
Off
Within
Below
On
Without

  • Giới từ chỉ Lý do, nguyên nhân


At
On
For
Over
From
Through
Of
With

  • Giới từ chỉ Mục đích


After
On
At
To
For


  • Giới từ thường


After
By
On 
Against
For
To 
Among
From
With
Between
Of


4. Một số giới từ thông thường


1. AT, IN, ON

Học tiếng Anh giao tiếp hàng ngày với giới từ


AT : giờ, phút giây …
ON : ngày, thứ ngày (trong lịch …)
On Sunday; on this day….
IN : tháng, mùa, năm và một phần của ngày.
In June; in July; in Spring; in 2005

2. IN, INTO, OUT OF


IN: dùng chỉ vị trí
In the classroom
INTO: dùng chỉ sự chuyển động
I go into the classroom.
OUT OF: chuyển động
I go out of the classroom.

3. FOR, DURING, SINCE


FOR : Đo khoảng thời gian
For two months…
For four weeks..
For the last few years…
DURING : Hành động xảy ra
During christmast time
SINCE : dùng để đánh dấu thời gian
Since last Saturday.

4. AT, TO


AT: Sự cố định ở một vị trí
At the door; At home; At school
In Ha Noi; In the world
TO:  sự chuyển động
Go to the window

5. ON, OVER, ABOVE


ON: Vị trí đứng liền ngay ở trên
On the table; on the desk …
OVER: Các lớp/thứ tự
ABOVE: Sự cao hơn.

6. TILL, UNTIL


TILL: Thời gian và không gian.
Wait for me till next Friday
UNTIL: Thời gian.
He did not come back until 11.pm yesterday.

Với các kiến thức về giới từ hy vọng bạn sẽ học tiếng Anh giao tiếp hàng ngày hiệu quả và mang tới bất ngờ cho hành trình cải thiện ngoại ngữ của mình.