Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

23 SAI LẦM KHI HỌC TIẾNG ANH MÀ 90% SINH VIÊN GẶP PHẢI

90% Sinh Viên mắc phải những sai lầm này khi bắt đầu học Tiếng Anh. Lời khuyên giành cho bạn chính là tìm và theo 1 phương pháp học tiếng anh đến cùng 

Sai lầm từ trong suy nghĩ khi học tiếng Anh


23 SAI LẦM KHI HỌC TIẾNG ANH MÀ 90% SINH VIÊN GẶP PHẢI

1- Phải có Năng Khiếu mới học được tiếng Anh

Năng khiếu không quyết định cho việc bạn có học được tiếng anh hay không. Chỉ cần bạn muốn học tiếng anh đều có thể học được. Tại các nước phát triển hầu hết ai cũng sử dụng hơn 2 thứ ngôn ngữ giao tiếp. Không phải tất cả họ đều có năng khiếu học ngoại ngữ. Trong việc học tiếng anh bạn cần có thái độ nghiêm túc và quyết tâm là bạn sẽ học được chứ không quan trọng năng khiếu.

2- Môi trường xung quanh phải là tiếng Anh

Đây là một suy nghĩ quá sai lầm, bạn không cần phải ở trong môi trường tiếng anh mới có thể học được. Ở trong môi trường tiếng anh chỉ giúp bạn học tiếng anh mau hơn mà thôi. Chỉ cần một chiếc máy tính có internet hoặc chiếc điện thoại có mạng 3G là bạn đã có thể học được tiếng anh như người bản ngữ. Vì vậy môi trường không quyết định việc bạn có thể học được tiếng anh hay không.

3- Tiếng Anh chỉ có trẻ em mới học được

Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng có thể học được tiếng anh. Theo nghiên cứu mới nhất thì não bộ chúng ta vẫn còn dẻo dai cho đến khi chúng ta già. Cho nên bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào mong muốn học tiếng anh đều có thế học được mà không gặp một trở ngại nào. Chỉ cần chúng ta vượt qua sự tự ti và có thiện chí học hỏi.

4- Quá già để học tiếng Anh

Trẻ em có lợi thế hơn người trưởng thành về mặt cảm nhận ngôn ngữ. Khi học ngoại ngữ, trẻ con sẽ diễn đạt được ý kiến một cách tự nhiên, giống người bản ngữ hơn người trưởng thành. Tuy nhiên, thực tế này không đủ để kết luận tuổi tác cao sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của học ngoại ngữ.

Khi ở độ tuổi thiếu niên, trẻ học sẽ kém tập trung hơn người trưởng thành. Lợi thế của tuổi trưởng thành đó là cách học chiến thuật, sự tập trung khi học, và mục tiêu rõ ràng khi học. Vì thế, nếu người trưởng thành học tập một cách hăng say, tích cực với một chiến thuật hợp lý họ có thể tiến bộ nhanh hơn những người học nhỏ tuổi.

5- Không có thời gian học tiếng Anh

Bạn không nên đổ lỗi cho thời gian khiến bạn không thể học tiếng anh. Hằng ngày bạn có bao nhiêu là thời gian rảnh như đi bộ, đi xe buýt… tại sao bạn không tranh thủ học tiếng anh những lúc đó. Bạn chỉ cần thay vì lướt mạng xã hội hãy vào các website học tiếng anh online miễn phí và học thôi.
Bạn chỉ cần dành cho mình 15 phút mỗi ngày để học và kết quả sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên.

6- Để học tốt tiếng Anh thì cần phải Nói – Nói và Nói

Vai trò của việc thực hành nói trong khi học ngôn ngữ là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, bản chất của giao tiếp là bắt chước. Bạn không thể tự sáng tạo ra từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm. Để nói tốt, trước hết bạn cần NGHE THẬT TỐT các bài nghe và ĐỌC THẬT TỐT các bản tin, bài báo, v.v. Quá trình NGHE và ĐỌC được coi là kỹ năng thụ động nhưng chính là thời gian bạn tích lũy vốn từ vựng và ngữ pháp tiếng Anh cần thiết.

Nhờ có quá trình này, bạn có thể diễn đạt ý của mình một cách lưu loát, sinh động hơn rất nhiều. Bạn có thể luyện nghe tiếng Anh qua VOA (Voice of America), một kênh luyện nghe uy tín được nhiều người học lựa chọn.

7- Khi mới học mắc lỗi sai là chuyện thường

Nếu bạn tin như vậy, và cho rằng người mới học tránh mắc lỗi là chuyện vô ích thì bạn sẽ chậm tiến bộ. Lý do đó là bạn hoàn toàn có thể tránh mắc lỗi. Bạn hãy học theo những ví dụ, tình huống giao tiếp đúng, những cụm từ đúng, giọng phát âm chuẩn, và đọc các bài báo, bài viết ở các nguồn đáng tin cậy. Như vậy hoàn toàn bạn có thể nói, viết ít mắc lỗi.
8- Phát âm tiếng anh vậy là ổn rồi

Nhiều học viên tới lớp, tham gia nói tiếng Anh và không thấy giáo viên sửa lỗi phát âm của mình, họ cho rằng vậy là ổn vì trong lớp học, mọi người hiểu được ý của họ. Sự thật đó là các giáo viên không đủ thời gian để sửa từng lỗi nhỏ cho học viên nên họ chỉ tập trung vào những lỗi nghiêm trọng. Các học viên khác, nếu đều là người Việt thì họ cũng sẽ hiểu bạn nói gì dù bạn có lỗi phát âm. Vì thế bạn nên luyện tập thêm phát âm, có thể qua các kênh trực tuyến về phát âm, đối thoại, diễn thuyết hoặc nhờ người bản ngữ góp ý về phát âm của bạn.


Sai lầm trong việc tìm kiếm phương pháp


23 SAI LẦM KHI HỌC TIẾNG ANH MÀ 90% SINH VIÊN GẶP PHẢI

9- Khi học tiếng Anh quá tập trung vào ngữ pháp


Đây là sai lầm lớn nhất, tệ nhất và cũng là phổ biến nhất của những người học tiếng Anh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cố gắng học ngữ pháp quá kỹ chỉ làm hỏng kỹ năng nói.

Tại sao?

Vì ngữ pháp tiếng Anh quá phức tạp để nhớ. Trong khi đó, các cuộc nói chuyện thực tế thường diễn ra nhanh chóng. Bạn sẽ không đủ thời gian suy nghĩ đến hàng trăm quy tắc ngữ pháp cần thiết. Não trái của bạn không đủ khả năng làm việc này.

Điều bạn chỉ có thể làm được là học ngữ pháp một cách vô thức thông qua trực giác như một đứa trẻ. Bạn sẽ làm điều này bằng cách nghe thật nhiều câu chứa ngữ pháp đúng; và từ đó, não của bạn sẽ tự học được cách dùng ngữ pháp sao cho chuẩn xác.

10- Ép buộc học nói trước

Nhiều học viên và cả các giáo viên tiếng Anh đều từng mắc lỗi này, đó là ép buộc kỹ năng nói trước khi người học sẵn sàng. Hậu quả là hầu hết người học nói chậm một cách thiếu tự tin và không lưu loát. Để tránh sai lầm này, không nên ép học nói. Thay vào đó, tập trung vào kỹ năng nghe trước. Học viên chỉ nên nói khi họ sẵn sàng. Cho đến lúc đó, họ và cả người dạy cần kiên nhẫn. Học theo đúng lộ trình NGHE – NÓI – ĐỌC – VIẾT

11- Chỉ học giáo trình dạy tiếng Anh chính quy

Hầu hết học viên tiếng Anh đều bắt đầu bằng sách giáo khoa, giáo trình tiếng Anh hợp quy chuẩn ở trường học, trung tâm. Vấn đề là tiếng Anh nói của người bản ngữ có thể rất khác so với những câu đúng chuẩn dạy trong sách. Khi nói chuyện với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, người bản ngữ dùng câu từ suồng sã chứa đầy thành ngữ, cụm từ cố định, cụm động từ và cả từ lóng. Để giao tiếp được với người bản ngữ, bạn không chỉ dựa vào sách mà còn học qua các phương tiện như phim ảnh, ca nhạc, quan sát đời sống người bản ngữ để học tiếng Anh một cách thực thụ.

12- Cố gắng trở nên hoàn hảo trong việc học tiếng Anh

Học viên, giáo viên thường tập trung quá nhiều vào các lỗi sai và lo lắng về chúng, cố gắng sửa sai ngay khi gặp. Tuy nhiên, trên thực tế thì không ai hoàn hảo. Ngay cả người bản ngữ cũng thường xuyên nói, viết sai. Thay vì gây áp lực cho chính mình, hãy tập trung hơn vào những gì lạc quan, thực tế, đó là khả năng giao tiếp, khả năng áp dụng tiếng Anh vào đời sống.
Những lỗi sai đó sẽ dần dần được khắc phục qua thời gian.

13- Quên học cách phát âm

Việc quên học cách phát âm khiến bạn gặp rắc rối khi nói không ai hiểu, hỏi không ai hay bởi giao tiếp quá kém. Dù vốn từ vựng hay ngữ pháp,..có chắc đến đâu thì việc phát âm không chuẩn sẽ là trở ngại lớn trong giao tiếp tiếng Anh của bạn.

Để cải thiện lỗi sai này chỉ còn cách chúng ta cần đầu tư thời gian và học cách phát âm sao cho thật chuẩn, nghe nhiều cũng là cách để cải thiện khả năng phát âm từ tiếng Anh rất hiệu quả.

14- Ngại nói tiếng Anh

Thành ngữ tiếng Anh có câu “No sweat without sweet”. Trong trường hợp này, nó khá đúng. Sẽ không có chuyện bỗng chốc bạn có thể nói tiếng Anh bằng tốc độ gió như “Tây” mà lại ngại phải học nói, ngại phải sai và ngại phải sửa cả.

Rất nhiều người “ngại” dần đến việc họ lười, không dám nói. Điều đó khiến cho trình độ tiếng Anh không thể được cải thiện. Vậy phải làm gì? Cách duy nhất đó là GẠT BỎ NỖI SỢ khi phải nói tiếng Anh, đừng e dè, ngại ngùng thêm một phút nào nữa.

Sai lầm trong vấn đề nghe Tiếng Anh

23 SAI LẦM KHI HỌC TIẾNG ANH MÀ 90% SINH VIÊN GẶP PHẢI

15- Thời gian nghe càng lâu thì càng ngấm

Thật sai lầm khi bạn bật tiếng Anh 5-6 tiếng liên tục chỉ để đôi tai quen với ngôn ngữ này rồi “ôm mộng” rằng: Một ngày đẹp trời nào đó, mình tự nhiên sẽ hiểu được tiếng Anh. Nghe một cách thụ động, nghe nhưng không tìm hiểu xem nội dung nói về điều gì, không nhại lại cách phát âm của người bản xứ thì dám chắc, những gì bạn đang nghe chỉ giống như những âm thanh hỗn tạp khác trong cuộc sống, vào tai nọ và ra bằng tai kia.

Bạn chỉ nên dành từ 2-3 tiếng/ ngày để luyện nghe nhưng chia nhỏ thời gian, nhiều chủ đề khác nhau. Hiểu trước nội dung của đoạn âm thanh mình định nghe và cố gắng chép lại bất cứ từ nào nghe được. Nếu có thể, hãy nhại lại những gì mình vừa nghe, thu âm lại và so sánh với bản gốc. Đây là cách vừa luyện phát âm, vừa học từ vựng qua âm thanh – tuy cần nhiều thời gian và sự kiên trì nhưng vô cùng hiệu quả.

16- Nghe nhạc vừa giải trí lại luyện nghe tốt?

Thật không may vì nghe nhạc chỉ được xếp vào phương pháp học cho…vui. Thực tế khi hát tiếng Anh các ca sĩ luyến láy rất nhiều, thậm chí cả người bản xứ đôi khi cũng không hiểu được hết các câu hát. Chưa kể, nhiều bài hát có những cấu trúc ngữ pháp không chuẩn cũng như thường xuyên sử dụng tiếng lóng sẽ chỉ giúp ích khi bạn đã chắc kiến thức và áp dụng những từ, câu đó vào những cuộc chém gió vui vẻ với bạn bè.

Nhạc là công cụ truyền cảm hứng tuyệt vời cho người học tiếng Anh. Bạn vẫn có thể học tiếng Anh qua các bài hát US-UK nhưng hãy lựa chọn bài hát có tiết tấu vừa phải, ca sĩ phát âm rõ ràng và cố gắng hiểu lời bài hát đó.

17- Xem video nhưng bật phụ đề tiếng Việt để có từ gì không biết còn hiểu được

Khi xem phim hay các video bằng tiếng Anh, đa phần chúng ta có cảm giác sợ không nắm bắt được hết những gì nhân vật nói nên sẽ bật subtitle (phụ đề). Song, phụ đề tiếng Việt sẽ làm bạn mất phản xạ phải tập trung nghe, đôi khi bị cuốn vào nội dung phim mà quên mất mục tiêu chính là đang học tiếng Anh.
Phần lớn những bạn nhận được lời khuyên trên thường rơi vào 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Trong đầu bạn ngay lập tức có một suy nghĩ phản kháng nổi lên: “Tôi rất kém tiếng Anh thì xem phim làm sao mà hiểu!”, “Đùa chắc, nghe có một đoạn tí xíu còn không hiểu. Ở đó mà xem phim tiếng Anh!…”, “Cách này mình không áp dụng được đâu!” …
Trường hợp 2: Bạn hào hứng xem phim tiếng Anh. Phim thì xem liên tục, còn kỹ năng tiếng Anh cũng… “như xưa”. Phim hay thì ta cứ xem, còn kỹ năng nghe thì … tới đâu thì tới.

Mỗi đoạn phim (30-45 phút) hay video bạn nên xem ít nhất 3 lần. Lần đầu tiên, bạn hãy bật phụ đề tiếng Việt cho thật hiểu nội dung. Sau đó tới lần thứ hai xem lại, bật phụ đề tiếng Anh để xem cách diễn đạt của người bản ngữ. Tới lần thứ 3, chỉ tập trung nghe, với các cụm từ khó hãy cố gắng đoán và đánh dấu lại rồi kiểm tra qua phụ đề tiếng Anh. Nghe lại càng nhiều đến khi thuộc cả thoại nhân vật thì càng dễ ứng dụng vào giao tiếp thực tế.

18- Học phát âm hay không cũng chẳng liên quan gì đến học nghe.

Tưởng chừng không liên quan mà lại quan trọng không tưởng! Nếu bạn chưa học phát âm chuẩn thì đừng nghĩ đến việc luyện nghe dễ dàng. Đây là nguyên tắc khi học bất cứ ngoại ngữ nào. Tưởng tượng, bạn bắt đầu học tiếng Thái bằng việc bật tiếng Thái cả ngày lẫn đêm mà không hề biết các quy tắc phát âm, không được giao tiếp trong môi trường toàn người Thái, liệu đến bao giờ bạn mới nghe hiểu được?

Tiếng Anh tuy được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông của người Việt từ rất sớm nhưng ít ai chú trọng cách phát âm đúng. Phát âm sai dẫn đến việc nghe không hiểu, nói không ai thông. Vậy nên hãy bỏ suy nghĩ không cần học phát âm trước khi luyện nghe đi, một là bạn học trước hoặc học song song đó mới là cách tốt nhất để luyện nghe một cách đúng chuẩn.

Theo các chuyên gia ngôn ngữ, NGHE là khởi đầu cho việc học mọi ngôn ngữ với trình tự đúng là Nghe – Nói – Đọc – Viết. Thế nhưng, những cách luyện nghe thiếu khoa học và quan niệm sai lầm đã làm ta nghe “mòn cả tai” mà không thể khá lên được. Sớm nhận ra và khắc phục các sai lầm trên, trình độ nghe của bạn chắc chắn sẽ tiến bộ rõ rệt.

Tuy nhiên, khi đã nghe và hiểu tốt, muốn nói thành thạo, bạn nhất định phải có môi trường luyện giao tiếp thường xuyên với người bản xứ. Một trong những phương pháp đang được nhiều người lựa chọn để được trò chuyện với người bản ngữ mỗi ngày mà lại tiết kiệm nhiều thời gian và công sức, đó là học chương trình trực tuyến.

Với phương pháp học mới này, người học chỉ cần có máy tính hay smartphone có nối mạng là có thể học với thầy Tây mọi lúc mọi nơi. Bởi vậy, người học đặc biệt là những người bận rộn có thể tự sắp xếp thời gian học, duy trì việc luyện nói mỗi ngày.
Sai lầm trong việc phát âm Tiếng Anh


19- Không nhấn trọng âm (Stress)

 Một điểm yếu rất lớn của người Việt là nói tiếng Anh không có trong âm. Nguyên nhân chủ yếu là do Tiếng Việt là tiếng đơn âm tiết nên người Việt thường có thói quen đọc đều đều các từ. Việc nói không có trọng âm của người Việt làm cho người bản xứ không thể hiểu được bạn đang diễn tả điều gì. Hơn nữa nó còn khiến người nghe cảm thấy cứng nhắc vì từ nào cũng giống từ nào.

20- Không phát âm đuôi (Ending sounds)

Đây là lỗi phát âm tiếng Anh phổ biến của đa số người Việt. Tiếng Anh khác với tiếng Việt ở chỗ là có âm đuôi. Chính vì vậy để người nước ngoài có thể hiểu bạn đang nói gì thì bạn cần phát âm trọn vẹn cả từ.

21- Không nối âm khi nói

Khi nói các từ tiếng Anh trong một câu thường được nối với nhau.
Ví dụ:
Tuy nhiên chúng ta thường đọc chúng một cách rất rời rạc. Điều này làm cho các câu hội thoại trở lên kém mềm mại hơn.

22- Bỏ qua âm “s”

Trong tiếng Anh bạn sẽ gặp rất nhiều các từ mà kêt thúc chứa âm “s”. Ví dụ : She likes speaking English. Chúng ta thường bỏ qua âm “s” khi đọc. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn nói sai.

23- Nói không có ngữ điệu (intonation)

Tiếng Anh là ngôn ngữ giàu thanh điệu. Trong 1 câu hội thoại khi nói sẽ có chỗ lên chỗ xuống.

Ví dụ:
Việc nói đều đều không có điểm nhấn kết hợp với việc phát âm sai sẽ làm cho người đối thoại với bạn khó bắt được từ khóa của câu dẫn đến việc bạn cố diễn tả nhưng họ không hiểu gì.
Trên đây là 23 sai lầm thường mắc phải khi mới bắt đầu học tiếng Anh, hy vọng rằng sẽ giúp ích cho bạn, chúc các bạn học tốt

2 nhận xét:

  1. học và thi thử tiếng anh trên website và phần mềm của
    testuru giúp bạn nâng cao trình độ tiếng anh của bản thân

    Trả lờiXóa
  2. CASINO HOTEL ROAD - Mapyro
    CASINO HOTEL ROAD. ROULETTE - 당진 출장안마 HRS. 김해 출장샵 ROAD. ROAD. ROULETTE. CASINO HOTEL ROAD. ROULETTE. ROAD. 안성 출장샵 ROULETTE. 김천 출장샵 CASINO 당진 출장마사지 HOTEL ROAD. ROULETTE.

    Trả lờiXóa