1. Quan tâm tới ngôn ngữ cơ thể
Nếu bạn vốn là người ít nói thì ngôn ngữ cơ thể sẽ góp phần lớn thay tiếng nói để tạo ấn tượng với mọi người về bạn. Ví dụ, người đối diện không thể hiểu rằng bạn sẵn sàng tiếp nhận ý kiến trái chiều khi đang khoanh tay trước ngực. Cũng như không thể biết được rằng bạn đang quan tâm về điều họ nói khi mà mắt bạn không hề rời khỏi điện thoại. Vậy nên, hãy chú trọng giao tiếp bằng mắt và những cử chỉ cơ thể của mình.
2. Thôi ấp úng
Những từ như “ờ”, “à”… không có hiệu quả nhiều trong giao tiếp, chúng khiến cách nói của bạn ngắt quãng, thiếu dứt khoát và dài dòng. Thay vào đó, bạn chỉ cần ngừng lại một chút để suy nghĩ. Sự im lặng rất ngắn lúc đó không kỳ quặc với mọi người như bạn nghĩ đâu.
3. Lên “ý tưởng” cho các buổi tán gẫu
Những cuộc tán gẫu, tuy không có gì quan trọng, nhưng sẽ nhanh đi vào bế tắc nếu bạn không biết phải nói gì. Nếu gặp những người hoàn toàn mới, bạn có thể áp dụng quy tắc FORD (family, occupation, recreation dreams). Hỏi thăm họ về gia đình, nghề nghiệp, ước mơ, từ đó có thể nâng lên thành chia sẻ những thông tin bổ ích cho nhau. Đây là cách rất tốt để bạn tìm cho mình những người bạn tâm giao.
4. Kể chuyện
5. Đặt câu hỏi và lặp lại điều họ vừa nói
Đây là cách để bạn nói với người đối diện rằng: Tôi thực sự đang lắng nghe bạn. Không chỉ thế, nó còn giúp bạn không bị mất tập trung và kịp thời làm rõ những điểm khó hiểu. Mẹo này còn giúp bạn lấy đầy những khoảng im lặng, thay vì hỏi bâng quơ những câu khá nhạt về thời tiết chẳng hạn.
6. Chủ động tìm kiếm các cơ hội giao tiếp
Không có cách nào đơn giản và hiệu quả hơn việc tự mình tìm kiếm các cơ hội để bản thân trở nên dạn dĩ hơn trong giao tiếp. Các câu lạc bộ, những buổi hội thảo… là những nơi bạn có thể dễ dàng tìm được những người có cùng chung sở thích và dễ dàng trò chuyện cùng họ.
>> Nguồn: Sưu tầm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét