Trong cuộc sống, bạn đã bao giờ để mình bị chi phối bởi các
cảm xúc mang đến, chắc chắn rằng ai trong chúng ta cũng đã từng như vậy. Các cảm
xúc vui buồn, căng thẳng, khó chịu tất cả đều có thể khiến bạn có những hành động
vượt quá sự kiểm soát của lý trí. Vây bạn làm thế nào để kiểm soát được những cảm
xúc đó? Bạn có biết kiểm soát tốt cảm xúc của mình sẽ đem lại hiệu quả tốt cho
công việc?
Kiểm soát tốt cảm xúc sẽ đem lại hiệu quả tốt cho công việc. |
Bạn nên học cách ứng xử tích cực chứ không phải phản ứng
theo bản năng, làm chủ được cảm xúc rất quan trọng cho việc định hướng cuộc đời.
Các cảm xúc tiêu cực sẽ dẫn đến việc hủy hoại các mối quan hệ trong quá trình
giao tiếp, nhất là trong các buổi đàm phán, thương lượng. Khi bạn để cảm xúc
tiêu cực kiểm soát mình, lúc này lý trí của bạn bị che mờ, làm giảm khả năng ứng
xử khôn ngoan của bạn trong giao tiếp, dẫn đến có những lời nói, hành động,
không hợp lý.
Cảm xúc buồn và sợ: Khi bạn gặp một việc gì đó không như ý
muốn, việc học hành, hay công việc không được thuận lợi suông sẻ, mặc dù bạn đã
cố gắng hết sức. Vậy tâm trạng bạn lúc này là gi? Bạn rất buồn, bạn muốn khóc?
Nếu việc bạn nhận được kết quả trước mặt mọi người, bạn phải cố ráng kiềm chế cảm
xúc, bạn đừng khóc trước mặt mọi người như vậy, nó sẽ không giúp bạn giải quyết
được việc, mà có thể sẽ khiến bạn hối hận sau này.
Hãy rời khỏi những nơi đông người ồn ào, đi dạo những nơi
không khi trong lành, hít thở sâu và đều sẽ khiến đầu óc của bạn sẽ thư thả
hơn, lúc này bạn có thể giải tỏa nổi buồn của bạn theo cách của bạn, miễn là
sau đó bạn cảm thấy khá hơn. Nhưng sau đó hãy tiếp tục bước tiếp về phía trước,
không được nản chí và chùn bước bạn nhé.
Cảm xúc stress và lo lắng: ngày này không ai còn xa lạ gì với
cảm xúc này phải không? Trong cuộc sống chúng ta không ít thì nhiều luôn phải đối
mặt với những cơn stress. Công việc dồn dập, cạnh tranh căng thẳng, mọi thứ bế
tắc đều có thể dẫn đến stress cho bạn, vậy bạn làm gì? Bạn cuống cuồng, bạn lo
lắng căng thẳng, deadline đã đến mà việc vẫn chưa hoàn thành. Lúc này bạn tự nhủ,
mình sẽ cố gắng hết sức mình có thể, và nỗ lực , thay vì thời gian bạn vò đầu bứt
tóc, than thở, lo lắng thì bạn hãy cố gắng hoàn thành công việc một cách nỗ lực
nhất. bạn cũng nên nhớ stress nhiều không tốt nhưng đôi khi có một chút stress
sẽ đem lại hiệu quả trong công việc đấy.
Cảm xúc tức giận: cảm xúc này thì hầu như ai cũng đều trải
qua, không ít thì nhiều chúng ta đều có lúc tức giận. nếu bạn không quản lý tốt
cảm xúc này, thì thật đáng buồn, vì khi bản để nó kiểm soát nó giống như quả cấu
tuyết lăn xuống dốc núi, càng lăn nó càng lớn lên cùng với tác hại của nó.
Cảm xúc vui: bạn đậu đại học, bạn được một phần thưởng, bạn
được thăng chức, tăng lương….tất cả điều này đều khiến bạn vui, và bạn có tỏ ra
vui mừng phấn khích đến nỗi ngay lúc đó bạn chỉ muốn hét to cho mọi người cùng
biết, hay tự dưng ôm chầm một người nào đó. Tất cả những điều bạn muốn làm là
chia sẻ cảm xúc vui mừng trong bạn. Điều này không xấu nhưng bạn vẫn phải kiềm
chề nó xuống, bởi hành động quá khích đôi khi sẽ gây ra tác dụng không tốt cho
bạn.
Để thành công trong cuộc sống, bạn phải tập cân bằng cảm
xúc, chế ngự được cảm xúc không nên để cảm xúc điều khiền mình. Mặc dù kiểm
soát cảm xúc là điều nói thì dễ nhưng để thực hiện không dễ dàng, nó đòi hỏi bạn
phải vượt qua chính mình, cần sức mạnh của ý chí, bạn nên cố gắng rèn luyện nó.
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc sẽ giúp bạn vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống
và vươn tới thành công, tin chắc bạn sẽ làm được
Nhóm tác giả (hanhtrinhdelta.edu.vn)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét