This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

23 SAI LẦM KHI HỌC TIẾNG ANH MÀ 90% SINH VIÊN GẶP PHẢI

90% Sinh Viên mắc phải những sai lầm này khi bắt đầu học Tiếng Anh. Lời khuyên giành cho bạn chính là tìm và theo 1 phương pháp học tiếng anh đến cùng 

Sai lầm từ trong suy nghĩ khi học tiếng Anh


23 SAI LẦM KHI HỌC TIẾNG ANH MÀ 90% SINH VIÊN GẶP PHẢI

1- Phải có Năng Khiếu mới học được tiếng Anh

Năng khiếu không quyết định cho việc bạn có học được tiếng anh hay không. Chỉ cần bạn muốn học tiếng anh đều có thể học được. Tại các nước phát triển hầu hết ai cũng sử dụng hơn 2 thứ ngôn ngữ giao tiếp. Không phải tất cả họ đều có năng khiếu học ngoại ngữ. Trong việc học tiếng anh bạn cần có thái độ nghiêm túc và quyết tâm là bạn sẽ học được chứ không quan trọng năng khiếu.

2- Môi trường xung quanh phải là tiếng Anh

Đây là một suy nghĩ quá sai lầm, bạn không cần phải ở trong môi trường tiếng anh mới có thể học được. Ở trong môi trường tiếng anh chỉ giúp bạn học tiếng anh mau hơn mà thôi. Chỉ cần một chiếc máy tính có internet hoặc chiếc điện thoại có mạng 3G là bạn đã có thể học được tiếng anh như người bản ngữ. Vì vậy môi trường không quyết định việc bạn có thể học được tiếng anh hay không.

3- Tiếng Anh chỉ có trẻ em mới học được

Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng có thể học được tiếng anh. Theo nghiên cứu mới nhất thì não bộ chúng ta vẫn còn dẻo dai cho đến khi chúng ta già. Cho nên bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào mong muốn học tiếng anh đều có thế học được mà không gặp một trở ngại nào. Chỉ cần chúng ta vượt qua sự tự ti và có thiện chí học hỏi.

4- Quá già để học tiếng Anh

Trẻ em có lợi thế hơn người trưởng thành về mặt cảm nhận ngôn ngữ. Khi học ngoại ngữ, trẻ con sẽ diễn đạt được ý kiến một cách tự nhiên, giống người bản ngữ hơn người trưởng thành. Tuy nhiên, thực tế này không đủ để kết luận tuổi tác cao sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của học ngoại ngữ.

Khi ở độ tuổi thiếu niên, trẻ học sẽ kém tập trung hơn người trưởng thành. Lợi thế của tuổi trưởng thành đó là cách học chiến thuật, sự tập trung khi học, và mục tiêu rõ ràng khi học. Vì thế, nếu người trưởng thành học tập một cách hăng say, tích cực với một chiến thuật hợp lý họ có thể tiến bộ nhanh hơn những người học nhỏ tuổi.

5- Không có thời gian học tiếng Anh

Bạn không nên đổ lỗi cho thời gian khiến bạn không thể học tiếng anh. Hằng ngày bạn có bao nhiêu là thời gian rảnh như đi bộ, đi xe buýt… tại sao bạn không tranh thủ học tiếng anh những lúc đó. Bạn chỉ cần thay vì lướt mạng xã hội hãy vào các website học tiếng anh online miễn phí và học thôi.
Bạn chỉ cần dành cho mình 15 phút mỗi ngày để học và kết quả sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên.

6- Để học tốt tiếng Anh thì cần phải Nói – Nói và Nói

Vai trò của việc thực hành nói trong khi học ngôn ngữ là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, bản chất của giao tiếp là bắt chước. Bạn không thể tự sáng tạo ra từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm. Để nói tốt, trước hết bạn cần NGHE THẬT TỐT các bài nghe và ĐỌC THẬT TỐT các bản tin, bài báo, v.v. Quá trình NGHE và ĐỌC được coi là kỹ năng thụ động nhưng chính là thời gian bạn tích lũy vốn từ vựng và ngữ pháp tiếng Anh cần thiết.

Nhờ có quá trình này, bạn có thể diễn đạt ý của mình một cách lưu loát, sinh động hơn rất nhiều. Bạn có thể luyện nghe tiếng Anh qua VOA (Voice of America), một kênh luyện nghe uy tín được nhiều người học lựa chọn.

7- Khi mới học mắc lỗi sai là chuyện thường

Nếu bạn tin như vậy, và cho rằng người mới học tránh mắc lỗi là chuyện vô ích thì bạn sẽ chậm tiến bộ. Lý do đó là bạn hoàn toàn có thể tránh mắc lỗi. Bạn hãy học theo những ví dụ, tình huống giao tiếp đúng, những cụm từ đúng, giọng phát âm chuẩn, và đọc các bài báo, bài viết ở các nguồn đáng tin cậy. Như vậy hoàn toàn bạn có thể nói, viết ít mắc lỗi.
8- Phát âm tiếng anh vậy là ổn rồi

Nhiều học viên tới lớp, tham gia nói tiếng Anh và không thấy giáo viên sửa lỗi phát âm của mình, họ cho rằng vậy là ổn vì trong lớp học, mọi người hiểu được ý của họ. Sự thật đó là các giáo viên không đủ thời gian để sửa từng lỗi nhỏ cho học viên nên họ chỉ tập trung vào những lỗi nghiêm trọng. Các học viên khác, nếu đều là người Việt thì họ cũng sẽ hiểu bạn nói gì dù bạn có lỗi phát âm. Vì thế bạn nên luyện tập thêm phát âm, có thể qua các kênh trực tuyến về phát âm, đối thoại, diễn thuyết hoặc nhờ người bản ngữ góp ý về phát âm của bạn.


Sai lầm trong việc tìm kiếm phương pháp


23 SAI LẦM KHI HỌC TIẾNG ANH MÀ 90% SINH VIÊN GẶP PHẢI

9- Khi học tiếng Anh quá tập trung vào ngữ pháp


Đây là sai lầm lớn nhất, tệ nhất và cũng là phổ biến nhất của những người học tiếng Anh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cố gắng học ngữ pháp quá kỹ chỉ làm hỏng kỹ năng nói.

Tại sao?

Vì ngữ pháp tiếng Anh quá phức tạp để nhớ. Trong khi đó, các cuộc nói chuyện thực tế thường diễn ra nhanh chóng. Bạn sẽ không đủ thời gian suy nghĩ đến hàng trăm quy tắc ngữ pháp cần thiết. Não trái của bạn không đủ khả năng làm việc này.

Điều bạn chỉ có thể làm được là học ngữ pháp một cách vô thức thông qua trực giác như một đứa trẻ. Bạn sẽ làm điều này bằng cách nghe thật nhiều câu chứa ngữ pháp đúng; và từ đó, não của bạn sẽ tự học được cách dùng ngữ pháp sao cho chuẩn xác.

10- Ép buộc học nói trước

Nhiều học viên và cả các giáo viên tiếng Anh đều từng mắc lỗi này, đó là ép buộc kỹ năng nói trước khi người học sẵn sàng. Hậu quả là hầu hết người học nói chậm một cách thiếu tự tin và không lưu loát. Để tránh sai lầm này, không nên ép học nói. Thay vào đó, tập trung vào kỹ năng nghe trước. Học viên chỉ nên nói khi họ sẵn sàng. Cho đến lúc đó, họ và cả người dạy cần kiên nhẫn. Học theo đúng lộ trình NGHE – NÓI – ĐỌC – VIẾT

11- Chỉ học giáo trình dạy tiếng Anh chính quy

Hầu hết học viên tiếng Anh đều bắt đầu bằng sách giáo khoa, giáo trình tiếng Anh hợp quy chuẩn ở trường học, trung tâm. Vấn đề là tiếng Anh nói của người bản ngữ có thể rất khác so với những câu đúng chuẩn dạy trong sách. Khi nói chuyện với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, người bản ngữ dùng câu từ suồng sã chứa đầy thành ngữ, cụm từ cố định, cụm động từ và cả từ lóng. Để giao tiếp được với người bản ngữ, bạn không chỉ dựa vào sách mà còn học qua các phương tiện như phim ảnh, ca nhạc, quan sát đời sống người bản ngữ để học tiếng Anh một cách thực thụ.

12- Cố gắng trở nên hoàn hảo trong việc học tiếng Anh

Học viên, giáo viên thường tập trung quá nhiều vào các lỗi sai và lo lắng về chúng, cố gắng sửa sai ngay khi gặp. Tuy nhiên, trên thực tế thì không ai hoàn hảo. Ngay cả người bản ngữ cũng thường xuyên nói, viết sai. Thay vì gây áp lực cho chính mình, hãy tập trung hơn vào những gì lạc quan, thực tế, đó là khả năng giao tiếp, khả năng áp dụng tiếng Anh vào đời sống.
Những lỗi sai đó sẽ dần dần được khắc phục qua thời gian.

13- Quên học cách phát âm

Việc quên học cách phát âm khiến bạn gặp rắc rối khi nói không ai hiểu, hỏi không ai hay bởi giao tiếp quá kém. Dù vốn từ vựng hay ngữ pháp,..có chắc đến đâu thì việc phát âm không chuẩn sẽ là trở ngại lớn trong giao tiếp tiếng Anh của bạn.

Để cải thiện lỗi sai này chỉ còn cách chúng ta cần đầu tư thời gian và học cách phát âm sao cho thật chuẩn, nghe nhiều cũng là cách để cải thiện khả năng phát âm từ tiếng Anh rất hiệu quả.

14- Ngại nói tiếng Anh

Thành ngữ tiếng Anh có câu “No sweat without sweet”. Trong trường hợp này, nó khá đúng. Sẽ không có chuyện bỗng chốc bạn có thể nói tiếng Anh bằng tốc độ gió như “Tây” mà lại ngại phải học nói, ngại phải sai và ngại phải sửa cả.

Rất nhiều người “ngại” dần đến việc họ lười, không dám nói. Điều đó khiến cho trình độ tiếng Anh không thể được cải thiện. Vậy phải làm gì? Cách duy nhất đó là GẠT BỎ NỖI SỢ khi phải nói tiếng Anh, đừng e dè, ngại ngùng thêm một phút nào nữa.

Sai lầm trong vấn đề nghe Tiếng Anh

23 SAI LẦM KHI HỌC TIẾNG ANH MÀ 90% SINH VIÊN GẶP PHẢI

15- Thời gian nghe càng lâu thì càng ngấm

Thật sai lầm khi bạn bật tiếng Anh 5-6 tiếng liên tục chỉ để đôi tai quen với ngôn ngữ này rồi “ôm mộng” rằng: Một ngày đẹp trời nào đó, mình tự nhiên sẽ hiểu được tiếng Anh. Nghe một cách thụ động, nghe nhưng không tìm hiểu xem nội dung nói về điều gì, không nhại lại cách phát âm của người bản xứ thì dám chắc, những gì bạn đang nghe chỉ giống như những âm thanh hỗn tạp khác trong cuộc sống, vào tai nọ và ra bằng tai kia.

Bạn chỉ nên dành từ 2-3 tiếng/ ngày để luyện nghe nhưng chia nhỏ thời gian, nhiều chủ đề khác nhau. Hiểu trước nội dung của đoạn âm thanh mình định nghe và cố gắng chép lại bất cứ từ nào nghe được. Nếu có thể, hãy nhại lại những gì mình vừa nghe, thu âm lại và so sánh với bản gốc. Đây là cách vừa luyện phát âm, vừa học từ vựng qua âm thanh – tuy cần nhiều thời gian và sự kiên trì nhưng vô cùng hiệu quả.

16- Nghe nhạc vừa giải trí lại luyện nghe tốt?

Thật không may vì nghe nhạc chỉ được xếp vào phương pháp học cho…vui. Thực tế khi hát tiếng Anh các ca sĩ luyến láy rất nhiều, thậm chí cả người bản xứ đôi khi cũng không hiểu được hết các câu hát. Chưa kể, nhiều bài hát có những cấu trúc ngữ pháp không chuẩn cũng như thường xuyên sử dụng tiếng lóng sẽ chỉ giúp ích khi bạn đã chắc kiến thức và áp dụng những từ, câu đó vào những cuộc chém gió vui vẻ với bạn bè.

Nhạc là công cụ truyền cảm hứng tuyệt vời cho người học tiếng Anh. Bạn vẫn có thể học tiếng Anh qua các bài hát US-UK nhưng hãy lựa chọn bài hát có tiết tấu vừa phải, ca sĩ phát âm rõ ràng và cố gắng hiểu lời bài hát đó.

17- Xem video nhưng bật phụ đề tiếng Việt để có từ gì không biết còn hiểu được

Khi xem phim hay các video bằng tiếng Anh, đa phần chúng ta có cảm giác sợ không nắm bắt được hết những gì nhân vật nói nên sẽ bật subtitle (phụ đề). Song, phụ đề tiếng Việt sẽ làm bạn mất phản xạ phải tập trung nghe, đôi khi bị cuốn vào nội dung phim mà quên mất mục tiêu chính là đang học tiếng Anh.
Phần lớn những bạn nhận được lời khuyên trên thường rơi vào 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Trong đầu bạn ngay lập tức có một suy nghĩ phản kháng nổi lên: “Tôi rất kém tiếng Anh thì xem phim làm sao mà hiểu!”, “Đùa chắc, nghe có một đoạn tí xíu còn không hiểu. Ở đó mà xem phim tiếng Anh!…”, “Cách này mình không áp dụng được đâu!” …
Trường hợp 2: Bạn hào hứng xem phim tiếng Anh. Phim thì xem liên tục, còn kỹ năng tiếng Anh cũng… “như xưa”. Phim hay thì ta cứ xem, còn kỹ năng nghe thì … tới đâu thì tới.

Mỗi đoạn phim (30-45 phút) hay video bạn nên xem ít nhất 3 lần. Lần đầu tiên, bạn hãy bật phụ đề tiếng Việt cho thật hiểu nội dung. Sau đó tới lần thứ hai xem lại, bật phụ đề tiếng Anh để xem cách diễn đạt của người bản ngữ. Tới lần thứ 3, chỉ tập trung nghe, với các cụm từ khó hãy cố gắng đoán và đánh dấu lại rồi kiểm tra qua phụ đề tiếng Anh. Nghe lại càng nhiều đến khi thuộc cả thoại nhân vật thì càng dễ ứng dụng vào giao tiếp thực tế.

18- Học phát âm hay không cũng chẳng liên quan gì đến học nghe.

Tưởng chừng không liên quan mà lại quan trọng không tưởng! Nếu bạn chưa học phát âm chuẩn thì đừng nghĩ đến việc luyện nghe dễ dàng. Đây là nguyên tắc khi học bất cứ ngoại ngữ nào. Tưởng tượng, bạn bắt đầu học tiếng Thái bằng việc bật tiếng Thái cả ngày lẫn đêm mà không hề biết các quy tắc phát âm, không được giao tiếp trong môi trường toàn người Thái, liệu đến bao giờ bạn mới nghe hiểu được?

Tiếng Anh tuy được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông của người Việt từ rất sớm nhưng ít ai chú trọng cách phát âm đúng. Phát âm sai dẫn đến việc nghe không hiểu, nói không ai thông. Vậy nên hãy bỏ suy nghĩ không cần học phát âm trước khi luyện nghe đi, một là bạn học trước hoặc học song song đó mới là cách tốt nhất để luyện nghe một cách đúng chuẩn.

Theo các chuyên gia ngôn ngữ, NGHE là khởi đầu cho việc học mọi ngôn ngữ với trình tự đúng là Nghe – Nói – Đọc – Viết. Thế nhưng, những cách luyện nghe thiếu khoa học và quan niệm sai lầm đã làm ta nghe “mòn cả tai” mà không thể khá lên được. Sớm nhận ra và khắc phục các sai lầm trên, trình độ nghe của bạn chắc chắn sẽ tiến bộ rõ rệt.

Tuy nhiên, khi đã nghe và hiểu tốt, muốn nói thành thạo, bạn nhất định phải có môi trường luyện giao tiếp thường xuyên với người bản xứ. Một trong những phương pháp đang được nhiều người lựa chọn để được trò chuyện với người bản ngữ mỗi ngày mà lại tiết kiệm nhiều thời gian và công sức, đó là học chương trình trực tuyến.

Với phương pháp học mới này, người học chỉ cần có máy tính hay smartphone có nối mạng là có thể học với thầy Tây mọi lúc mọi nơi. Bởi vậy, người học đặc biệt là những người bận rộn có thể tự sắp xếp thời gian học, duy trì việc luyện nói mỗi ngày.
Sai lầm trong việc phát âm Tiếng Anh


19- Không nhấn trọng âm (Stress)

 Một điểm yếu rất lớn của người Việt là nói tiếng Anh không có trong âm. Nguyên nhân chủ yếu là do Tiếng Việt là tiếng đơn âm tiết nên người Việt thường có thói quen đọc đều đều các từ. Việc nói không có trọng âm của người Việt làm cho người bản xứ không thể hiểu được bạn đang diễn tả điều gì. Hơn nữa nó còn khiến người nghe cảm thấy cứng nhắc vì từ nào cũng giống từ nào.

20- Không phát âm đuôi (Ending sounds)

Đây là lỗi phát âm tiếng Anh phổ biến của đa số người Việt. Tiếng Anh khác với tiếng Việt ở chỗ là có âm đuôi. Chính vì vậy để người nước ngoài có thể hiểu bạn đang nói gì thì bạn cần phát âm trọn vẹn cả từ.

21- Không nối âm khi nói

Khi nói các từ tiếng Anh trong một câu thường được nối với nhau.
Ví dụ:
Tuy nhiên chúng ta thường đọc chúng một cách rất rời rạc. Điều này làm cho các câu hội thoại trở lên kém mềm mại hơn.

22- Bỏ qua âm “s”

Trong tiếng Anh bạn sẽ gặp rất nhiều các từ mà kêt thúc chứa âm “s”. Ví dụ : She likes speaking English. Chúng ta thường bỏ qua âm “s” khi đọc. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn nói sai.

23- Nói không có ngữ điệu (intonation)

Tiếng Anh là ngôn ngữ giàu thanh điệu. Trong 1 câu hội thoại khi nói sẽ có chỗ lên chỗ xuống.

Ví dụ:
Việc nói đều đều không có điểm nhấn kết hợp với việc phát âm sai sẽ làm cho người đối thoại với bạn khó bắt được từ khóa của câu dẫn đến việc bạn cố diễn tả nhưng họ không hiểu gì.
Trên đây là 23 sai lầm thường mắc phải khi mới bắt đầu học tiếng Anh, hy vọng rằng sẽ giúp ích cho bạn, chúc các bạn học tốt

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019

Những thành ngữ đắt giá của động từ Have

Have là một động từ cơ bản, phổ biến. Tuy nhiên, hãy khiến người khác ấn tượng về diễn đạt của bạn qua các thành ngữ từ chính động từ đơn giản này.

Những thành ngữ đắt giá của động từ Have


Sử dụng thành ngữ một cách chính xác sẽ gây ấn tượng với người nghe, cho thấy khả năng tiếng Anh của bạn vượt ra ngoài những quyển sách giao tiếp thông thường. Cùng học ngay những thành ngữ tiếng Anh có động từ Have ngay nhé
 

Have a sweet tooth

 Have a sweet tooth không phải là "chiếc răng có vị ngọt". Thành ngữ này có nghĩa "like eating sweet foods, especially sweets and chocolate".

Have a heart of gold

Đừng dịch have a heart of gold là người có quả tim bằng vàng. Thành ngữ này được diễn giải là " to be very kind and generous".

Have a good head on one’s shoulder

Tất nhiên mọi người đều "have a good head on one’s shoulder" - có một cái đầu khỏe mạnh ở trên vai. Tuy nhiên, nghĩa của thành ngữ này lại là "be sensible, intelligent".

Have (get) one’s hands full

Have (get) one’s hands full không phải là có hai bàn tay đựng đầy cái gì đó. Thành ngữ này có nghĩa "be very busy".


Trên đây là những thành ngữ tiếng Anh với động từ Have thông dụng, hãy theo dõi các bài viết trên website để bổ sung nhiều thành ngữ hữu ích cho việc học tiếng Anh của mình các bạn.




Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

Những câu nói khiến bạn muốn học ngoại ngữ ngay lập tức

Thay đổi ngay thái độ, vực dậy tinh thần và quyết tâm hơn là những gì bạn sẽ cảm nhận khi đọc các câu trích dẫn của người nổi tiếng sau.


Mỗi ngôn ngữ là một góc nhìn khác nhau của cuộc đời.


Ngôn ngữ là bản đồ văn hóa, cho bạn biết một người đến từ đâu và họ đang đi tới nơi nào.


Học bất cứ điều gì, bất cứ lúc nào, từ bất cứ ai, sẽ có lúc bạn cảm thấy biết ơn về điều đó.


Học tập là một kho báu sẽ dẫn chủ nhân của nó đến bất cứ đâu.


Nếu bạn nói chuyện với một người bằng thứ tiếng anh ta hiểu, những điều đó sẽ được ghi nhớ bằng đầu. Nếu bạn nói chuyện bằng ngôn ngữ của anh ta, những điều đó sẽ khắc sâu vào tim.


Sự hạn chế về ngôn ngữ làm cuộc đời tôi hạn hẹp hơn.


Biết thêm một thứ tiếng là có thêm một tâm hồn.


Bạn sẽ không bao giờ hiểu một ngôn ngữ, cho đến bạn biết ít nhất hai thứ tiếng.


>> Theo: Y Vân

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

3 nhóm ngành Trường ĐH Bách khoa lọt top 400-550 bảng xếp hạng QS 2019

Ngày 27/2, tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) công bố kết quả bảng xếp hạng các trường đại học theo 48 ngành, nhóm ngành đào tạo thuộc 5 lĩnh vực tại các cơ sở giáo dục đại học trên 153 quốc gia.


Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có 3 nhóm ngành thuộc lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ là Kỹ thuật Cơ khí, Hàng không và Chế tạo; Kỹ thuật Điện - Điện tử; Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin đứng đầu Việt Nam lọt vào top 400 - 550 thế giới.

 Bình luận 3 nhóm ngành Trường ĐH Bách khoa lọt top 400-550 bảng xếp hạng QS 2019

3 nhóm ngành Trường ĐH Bách khoa lọt top 400-550 bảng xếp hạng QS 2019



Ba nhóm ngành của Trường ĐHBK Hà Nội trong Bảng xếp hạng QS thế giới năm 2019

Đây là năm đầu tiên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tham gia vào bảng xếp hạng QS và có 3 nhóm ngành đều đứng vị trí số 1 so với các cơ sở giáo dục đại học trong nước.

Nhóm ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử được xếp hạng tốp 401-450 thế giới; nhóm ngành Kỹ thuật cơ khí, Hàng không và Chế tạo đứng trong nhóm 451-500; và nhóm ngành Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin (Công nghệ thông tin) thuộc nhóm 501-550.
của cặp vợ chồng trẻ Hà Nội
Tin tài trợ

Trước đó, trong bảng xếp hạng các trường đại học Châu Á (QS Asia) 2018 – 2019, Trường ĐHBK Hà Nội xếp ở vị trí 261 – 270, vươn lên 30 bậc so với năm 2018.

Đại diện trường cho biết, trong giai đoạn 2017 – 2025, trường xác định sẽ phát triển theo định hướng hội nhập quốc tế, áp dụng những tiêu chuẩn chất lượng của khu vực và quốc tế, chú trọng nâng cao năng lực thực chất, định hướng theo các tiêu chí xếp hạng quốc tế.

Bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới theo lĩnh vực của tổ chức QS (QS World University Rankings by Subject – viết tắt là QS WRU by Subject) được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí, bao gồm: uy tín trong giới hàn   lâm (Academic Reputation - AR), uy tín với nhà tuyển dụng (Employer Reputation - ER), tỉ lệ trích dẫn trung bình trên một bài báo (Citations per paper) và chỉ số H-index đo lường năng suất và mức độ tác động của các công bố khoa học của đội ngũ giảng viên. Tùy theo từng lĩnh vực, trọng số của các tiêu chí sẽ khác nhau.

Tiêu chí xếp hạng của QS nhấn mạnh vào đóng góp và tác động của chất lượng đào tạo của một ngành/lĩnh vực đào tạo đối với xã hội (thông qua đánh giá của doanh nghiệp, đội ngũ hàn lâm) và các đóng góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học (thông qua mức độ trích dẫn và chỉ số H-index).


>> Theo Thúy Nga (Báo Vietnamnet)

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

Tuyển sinh ĐH, CĐ 2019: Thí sinh “rối” trước hàng loạt tiêu chí “lạ” và khó

Kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2019 dù còn khoảng 5 tháng nữa mới diễn ra, song việc dự kiến áp dụng một số điểm mới trong quy chế tuyển sinh, cộng với việc hàng loạt trường công bố bổ sung tiêu chí xét tuyển khiến thí sinh vừa ôn, vừa lo.


Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2019 dự kiến sẽ có nhiều thay đổi so với năm trước. Ảnh minh họa: Q.Anh


Nhiều bổ sung, điều chỉnh


Thời điểm này các thí sinh của kỳ thi THPT Quốc gia 2019 đang tập trung cho việc học, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi, song thông tin về tuyển sinh đại học 2019 liên tục “nóng”, nhất là thời điểm ra Tết. Mới đây, Bộ GD&ĐT đã công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2019 với một số điểm mới cho ngành Y khoa và Sư phạm (lấy ý kiến đến ngày 24/2/2019), trong đó quy định nếu tuyển sinh dựa theo kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia thì sẽ do Bộ GD&ĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Ngoài ra, đối với các ngành đạo tạo giáo viên, sức khỏe còn có thêm các điều kiện học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại giỏi hoặc khá trở lên (một số ngành).

Năm nay, tuyển sinh trường công an, quân sự nới các tiêu chuẩn xét tuyển so với năm trước. Cụ thể, Cục Đào tạo (Bộ Công an) đã vừa có thông báo một số nội dung triển khai công tác tuyển sinh đại học, trung cấp hệ chính quy năm 2019. Năm nay, chỉ số BMI (cân nặng chia bình phương chiều cao) của thí sinh được quy định phải đạt từ 17.9 (đối với nam) và 18.02 (đối với nữ) đến dưới 30 (đối với cả nam và nữ). Ngoài ra, các thí sinh đăng ký vào trường công an phải đạt tiêu chuẩn học lực loại trung bình trở lên các năm THPT, riêng môn thuộc tổ hợp xét tuyển phải đạt từ 7 điểm trở lên.

Bộ Quốc phòng cũng đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong quân đội. Năm nay, thí sinh chỉ được đăng ký một nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào một trường trong quân đội ngay từ khi làm hồ sơ sơ tuyển; nếu trường có nhiều ngành đào tạo, thí sinh chỉ được đăng ký dự tuyển vào một ngành. Các nguyện vọng còn lại thí sinh đăng ký vào các trường ngoài quân đội hoặc hệ dân sự của các trường quân đội, việc đăng ký thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT…

Vừa ôn thi, vừa lo lắng trước hàng loạt thay đổi trong tuyển sinh đại học năm nay, thí sinh Nguyễn Văn Nam (Khu tập thể Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Em có mong muốn dự thi vào trường công an hoặc quân đội, nhưng chỉ được đăng ký một nên cũng do dự trong lựa chọn. Ngoài ra, các tiêu chí năm nay nới cao về sức khỏe, đặc biệt là môn xét tuyển phải đạt 7.0 trở lên ở các trường công an cũng là một tiêu chí khó, ít thí sinh đạt được. So với các năm trước, năm nay dự thi vào các trường công an, quân đội hoặc các trường “tốp trên” em nghĩ là sẽ khó hơn hẳn”.

Những tiêu chí “nghặt nghèo”


Đối với các trường đại học, trong phạm vi tự chủ của mình, nhiều trường đã công bố phương án tuyển sinh năm 2019, với nhiều tiêu chí riêng, thậm chí gây tranh cãi. Tiêu biểu như, áp dụng tiêu chuẩn nữ cao 1,50m, nam 1,55m trở lên mới được xét tuyển vào Sư phạm năm 2019 của ĐH Sư phạm TP HCM, quy định này gây tranh luận vì nhiều người cho rằng “chân ngắn” sẽ không được làm giáo viên? Trước nhiều ý kiến trái chiều, mạnh mẽ, thậm chí gay gắt của dư luận, ĐH Sư phạm TP HCM đã gỡ tiêu chí chiều cao khỏi đề án tuyển sinh dự kiến năm 2019.

Còn tại Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP HCM, phương án dự kiến xét tuyển đại học năm 2019 dựa trên kết quả thi THPT Quốc gia và kết quả theo học bạ. Theo đó, trong tổng chỉ tiêu năm 2019 của nhà trường chỉ xét tuyển thí sinh đã tốt nghiệp THPT từ 2017 đến 2019. Ngoài ra, những thí sinh dự tuyển có cơ hội vào trường phải có hạnh kiểm xếp loại khá trở lên trong 3 năm THPT và có tổng điểm trung bình 3 môn trong 6 học kỳ thuộc tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 18 trở lên.

Theo kế hoạch Trường ĐH Hoa Sen vừa công bố, năm 2019 trường dự kiến tổ chức tuyển sinh bằng cách xét tuyển đối với tất cả các ngành, bậc đại học hệ chính quy theo 4 phương thức tuyển sinh. Trong đó, phương thức đáng chú ý đó là trường dành 10% chỉ tiêu để xét tuyển trên các điều kiện theo yêu cầu của trường. Cụ thể, thí sinh phải đạt điểm thi đánh giá năng lực do Trường ĐH Hoa Sen tổ chức từ 6.0 điểm trở lên (thang điểm 10.0). Có các văn bằng, chứng chỉ quốc tế ở các lĩnh vực tùy theo từng ngành học. Đạt các giải thưởng cao trong học tập ở bậc phổ thông…

PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng: “Việc điều chỉnh, bổ sung quy chế tuyển sinh đại học là cần thiết để khắc phục những hạn chế, tạo điều kiện hơn trong công tác tuyển sinh. Các trường được tự chủ trong tuyển sinh nên mỗi trường có những phương án phù hợp với đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên, các tiêu chí xét tuyển không nên máy móc mà bỏ qua những thí sinh giỏi và có đam mê thực sự. Ví dụ như, xây dựng tiêu chí chiều cao của một trường sư phạm dù cần thiết về chiều cao để không “lọt thỏm” giữa các sinh viên hay học sinh THPT, song cần xét đến các trường hợp đặc biệt nào đó, hoặc chuyên ngành nào đó không cần thiết về chiều cao”.


Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2019 do Bộ GD&ĐT vừa công bố có nêu rõ: Các trường có thủ tục sơ tuyển, tổ chức thi đánh giá năng lực chuyên biệt hoặc có môn thi năng khiếu kết hợp sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia thì phải công khai trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện thông tin đại chúng về thời gian, hồ sơ đăng ký sơ tuyển; thủ tục, điều kiện đạt yêu cầu sơ tuyển; phương thức tổ chức thi, đề thi minh họa đối với các trường tổ chức thi đánh giá năng lực chuyên biệt và phương thức xét tuyển…


>> Theo giadinh.net.vn

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2019

6 tips học tiếng Anh hiệu quả hơn mỗi ngày

Môi trường giao tiếp là một yếu tố rất quan trọng góp phần giúp bạn sử dụng thành thạo tiếng Anh. Tuy nhiên, một môi trường tiếng Anh thật sự chỉ thường bắt gặp tại các trung tâm tiếng Anh hay trường quốc tế, vì thế, đây là một nguyên nhân khiến việc sử dụng tiếng Anh thành thạo trở thành nỗi khó khăn của nhiều bạn. Nếu không có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với môi trường quốc tế, thì cách duy nhất để học tiếng Anh giỏi hơn, không gì khác là tự tìm cách mang tiếng Anh vào đời sống càng nhiều càng tốt. Vậy chúng ta sẽ làm điều đó như thế nào? Hãy tham khảo những mẹo sau đây và tìm ra bí mật nhé!

6 tips học tiếng Anh hiệu quả hơn mỗi ngày
 

1. Cài đặt ngôn ngữ tiếng Anh cho điện thoại

Đây là một điều hoàn toàn dễ dàng mà có lẽ các trung tâm ngoại ngữ hay các tips học tiếng Anh chưa từng chỉ bạn. Cách này giúp bạn có thể “đắm mình” trong tiếng Anh bất cứ lúc nào. Đối với những bạn chưa vững tiếng Anh thì sẽ có lúc e ngại cho các trường hợp điện thoại báo các tin phức tạp về hệ thống. Thế nhưng, đó là lúc để các bạn sử dụng từ điển, hay đơn giản là khi so sánh lại giữa tiếng Việt và tiếng Anh, bạn sẽ học được nhiều từ vựng có ích.
Không những cho điện thoại mà bạn có thể áp dụng cho tất cả các phần ngôn ngữ trong những app như Facebook, Instagram,…

2. Suy nghĩ mọi thứ bằng tiếng Anh

Một hình thức “độc thoại nội tâm” nghe khá lạ lẫm nhưng thực sự rất hiệu quả. Suy nghĩ về những vấn đề gặp phải trong cuộc sống bằng tiếng Anh, hay tự tạo một hội thoại trong đầu bằng tiếng Anh, khi gặp từ nào chưa biết có thể tra từ điển để “lấp đầy” suy nghĩ. Thời gian đầu có thể bạn sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng về sau sẽ cảm thấy dễ dàng hơn và vốn từ vựng cũng như phản xạ khi nói cũng được cải thiện, bởi bạn đã quen suy nghĩ bằng tiếng Anh nên sẽ không mất nhiều thời gian để dịch câu tiếng Việt sang tiếng Anh.

3. Đọc sách báo tiếng Anh

6 tips học tiếng Anh hiệu quả hơn mỗi ngày
Đọc sách, báo tiếng Anh nhằm tăng vốn từ vựng
Đây là một cách phổ biến thường được các bạn trẻ áp dụng cho việc luyện tiếng Anh hằng ngày cũng như luyện thi IELTS, TOEFL với những bài báo, thể loại sách mang tính hàn lâm.
Trong trường hợp chỉ muốn tạo một môi trường tiếng Anh cho bản thân để biến việc học tiếng Anh trở nên thật nhẹ nhàng thì các bạn chỉ cần đọc những bài báo hằng ngày, blog, thể loại sách mà mình yêu thích, để tạo cảm hứng và làm bản thân trở nên siêng năng, không quá gò bó.

4. Xem phim phụ đề tiếng Anh

Cũng là một cách thức quen thuộc giúp ích cho việc học thêm từ vựng tiếng Anh và luyện nghe. Khác với phương pháp “tắm ngôn ngữ” thường được nhắc tới, xem phim với phụ đề tiếng Anh chỉ đơn giản là nghe và dò theo, để dò phát âm, từ vựng, ngữ điệu và dễ hiểu hơn những từ tiếng lóng.
Ngoài ra, với chế độ CC trên Youtube sẽ cho phép các bạn xem được tất cả các thể loại video tiếng Anh mà mình quan tâm với chế độ phụ đề tiếng Anh.

5. Sử dụng flashcard

6 tips học tiếng Anh hiệu quả hơn mỗi ngày
Sử dụng Flashcard là cách các bạn trẻ học tiếng Anh hiện nay


Flashcard là một phương tiện khá nhỏ gọn và đơn giản cho việc học từ vựng. Bạn có thể mang flashcard đi bất cứ đâu để xem khi rãnh tay hay có loại cho phép bạn ghi chú từ vựng mới bất cứ lúc nào.


6. Gặp gỡ những người bạn nước ngoài

Có rất nhiều hoạt động mà các bạn có thể tham gia để có cơ hội gặp gỡ những người bạn nước ngoài như tham gia các hoạt động tình nguyện của các tổ chức phi chính phủ, làm part-time cho một công ty du lịch về khoản city tour, dẫn khách nước ngoài tham quan thành phố, ăn uống bằng xe máy,… Với những hoạt động này, không những vốn tiếng Anh của các bạn sẽ được cải thiện đáng kể mà các bạn còn có thể kiếm thêm một ít tiền ăn bánh, uống trà sữa. Tuy nhiên, để được nhận thì các bạn vẫn phải trang bị sẵn một vốn liếng tiếng tiếng Anh kha khá đủ để giao tiếp.

Với những tips mà Benative chia sẻ trên đây, hy vọng với các tips trên các bạn sẽ nhanh chóng cải thiện vốn tiếng Anh của mình để có thể tự tin sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp.

>> Nguồn: st

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

Chuẩn hóa đào tạo kỹ năng mềm




Có thể nói, việc dạy kỹ năng mềm của sinh viên ở các trường đại học tại khu vực phía Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, dẫn đến chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Vì vậy, việc chuẩn hóa đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên đang là vấn đề cấp thiết.


Chuẩn hóa đào tạo kỹ năng mềm

Lý Thị Thu Thảo, sinh viên năm thứ 3, Trường Đại học Sài Gòn cho hay: “Được đi thực tập nhiều lần tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố, em thấy việc trang bị kỹ năng mềm là rất cần thiết. Nhiều khi vào lớp, nếu giáo viên không có kỹ năng mềm thì không thể thuyết phục được học sinh”. Tương tự, N.T.U, sinh viên năm thứ 4, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cho biết: "Vừa qua, em có đi phỏng vấn, tiếp xúc với nhà tuyển dụng và doanh nghiệp mới thấy mình quá thiếu kỹ năng mềm. Nếu như trước đó, em nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm thì đã rèn luyện thật tốt...".

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu giáo dục Việt Nam, hiện nay có đến 83% sinh viên tốt nghiệp ra trường bị đánh giá là thiếu kỹ năng mềm, 37% sinh viên không tìm được việc làm phù hợp do kỹ năng mềm yếu. Cô L.T.M.H, giảng viên Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh cho rằng: “Khi đứng trước các vấn đề đặt ra trong cuộc sống và học tập, chỉ có một số sinh viên có khả năng đương đầu và xử lý tốt, còn lại đa số lúng túng, không biết cách giải quyết hiệu quả”.

Trong khi đó, ông Trần Trọng Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Vinapo đánh giá: “Có đến 90% sinh viên sau khi ra trường hầu như không có kỹ năng mềm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mỗi năm có trên 400.000 sinh viên tốt nghiệp không có việc làm. Ngoài ra, có đến 86% ý kiến cho rằng doanh nghiệp của họ phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng vì kỹ năng mềm không có”.

Tại hội thảo về “Các giải pháp và mô hình tiêu chuẩn của việc rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố” cuối tháng 1-2019 vừa qua, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh thẳng thắn nói: “Thực tế không ít trường hợp lừa sinh viên học kỹ năng mềm để xin dữ liệu của họ, có trường hợp lấy kỹ năng mềm nói chuyện miễn phí để bán hàng đa cấp…”.

Còn nghiên cứu sinh, Thạc sĩ Lại Thế Luyện, Trường Đại học Tài chính - Marketing TP Hồ Chí Minh cho biết, giảng dạy kỹ năng mềm cho sinh viên được không ít trường đại học thực hiện từ năm 2010 đến nay. Tuy nhiên, việc tổ chức, đào tạo và học tập kỹ năng mềm tại nhiều nơi còn mang tính tự phát, thiếu khoa học, chưa thống nhất...

Theo nghiên cứu sinh, Thạc sĩ Lại Thế Luyện, không những sinh viên cần thay đổi nhận thức về vai trò của kỹ năng mềm mà nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục cũng cần thay đổi nhận thức về vấn đề này; đồng thời có những hành động tích cực, chuẩn hóa các quy định về đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên trong đổi mới cơ cấu chương trình và phương pháp đào tạo thời gian tới.

Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, Thạc sĩ Ngô Thị Dung, Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) cho rằng, trong điều kiện môi trường biến động nhanh hiện nay, các cơ sở đào tạo đại học cần đào tạo ra những sinh viên có khả năng thích ứng cao. Muốn vậy cần đổi mới mạnh mẽ về chương trình và phương pháp đào tạo, chú trọng nhiều hơn các môn học kỹ năng. Các trường đại học cần nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc trang bị kỹ năng mềm cần thiết, lồng ghép các kỹ năng mềm vào chương trình đào tạo...

Tuy nhiên, Tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh cho rằng, giảng dạy kỹ năng mềm khác nhiều so với các môn khoa học thuần túy, đòi hỏi giảng viên phải có kiến thức chuyên môn, am hiểu tâm lý lứa tuổi, có kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế. Như vậy, giảng viên ngoài việc biết tổ chức, quản lý lớp, bản thân họ phải là người có kỹ năng mềm!


>> Theo báo Hà Nội mới

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2019

Trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết, học sinh "lên dây cót" ôn thi nước rút cho kỳ thi THPT quốc gia

Với những học sinh cuối cấp, sau kì Tết Nguyên đán phải lên ngay tinh thần để đương đầu với kỳ thi THPT quan trọng sẽ diễn ra trong vài tháng tới.


Với những học sinh cuối cấp, sau kì Tết Nguyên đán phải lên ngay tinh thần để đương đầu với kỳ thi THPT quan trọng sẽ diễn ra trong vài tháng tới.
Sau kỳ nghỉ Tết, học sinh lớp 9 và 12 hối hả ôn thi, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng diễn ra vào tháng 6 tới - Ảnh minh họa.

Theo lịch nghỉ Tết của hầu hết các Sở Giáo dục - Đào tạo trên cả nước, học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên... sẽ được nghỉ 10 ngày liên tục, từ ngày 1/2/2019 (thứ sáu ngày 27 tháng chạp năm Mậu Tuất) đến hết ngày 10/2/2019 (chủ nhật, ngày mùng 6 tháng giêng năm Kỷ Hợi).
ADVERTISING

Như vậy là sáng nay, hơn 22 triệu học sinh sẽ chính thức bước vào tuần học đầu tiên của năm mới Kỷ Hợi, chấm dứt chuỗi ngày nghỉ Tết.

Mọi hoạt động giảng dạy, thi cử, kiểm tra sẽ tiếp tục diễn ra bình thường. Đặc biệt, học sinh các lớp cuối cấp cần phải tăng tốc ôn tập hơn nữa cho kỳ thi chuyển cấp vào tháng 6 sắp tới. Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi THPT quốc gia 2019 sẽ có rất nhiều đổi mới, sĩ tử phải tập trung toàn lực để mang về kết quả tốt nhất.

Thậm chí, theo chia sẻ của nhiều học sinh, kể cả thời gian nghỉ Tết vừa qua, các em không vì vui Tết mà “quên nhiệm vụ”.

Nguyễn Minh Nghĩa (học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Siêu, Hưng Yên) cho biết, trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2019, vì lo lắng cho đợt thi tốt nghiệp THPT và đại học sắp tới, cậu đã đặt mục tiêu “mỗi ngày luyện một đề thi”. Chỉ khi hoàn thành được một đề thi, Nghĩa mới nghĩ đến chuyện đi du xuân, chơi Tết.

“Có nhiều bạn có tâm lý “bung lụa” khi nghỉ Tết. Tâm lý này còn kéo dài vài ngày sau khi hết kỳ nghỉ. Trong khi chỉ cần bỏ bẵng 2-3 ngày không động đến sách vở thì sẽ quên kiến thức, phải mất thời gian học lại, đồng thời phá vỡ lộ trình ôn thi.

Tết mỗi năm có 1 lần. Năm nay không chơi Tết thì năm sau có thể chơi bù, còn trượt tốt nghiệp, đại học thì khổ mình, năm sau phải vất vả thi lại. Vì lo lắng nên tết năm nay em đã hạn chế đi chơi, tranh thủ thời gian để học” - Nghĩa chia sẻ.









 

Trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết, học sinh "lên dây cót" ôn thi nước rút cho kỳ thi THPT quốc gia
Trong các hội, nhóm ôn thi lớp 12, sĩ tử vẫn hối hả luyện đề, cùng nhau ôn thi trước, trong và sau Tết.



Tại các diễn đàn ôn thi THPT quốc gia 2019 những ngày qua, công việc ôn thi của sĩ tử luôn diễn ra hối hả, nhộn nhịp. Người hỏi đề cương ôn tập, người đăng tải đề thi thử của các trường để cùng nhau ôn bài, bất kể đang trong thời gian nghỉ Tết.

Còn với những học sinh đang học lớp 9, nhất là ở Hà Nội, không chỉ học sinh lo mà phụ huynh cũng như ngồi trên lửa. Đặc biệt, 2019 là năm đầu tiên Hà Nội áp dụng phương án thi tuyển mới, chuyển từ kết hợp thi 2 môn (Toán và Ngữ văn) với xét tuyển, sang thi 4 môn. Thêm môn thi, thêm hình thức thi trắc nghiệm, điều này không tránh khỏi tăng áp lực lên học sinh, cũng như phụ huynh.

Anh Nguyễn Văn Toàn (có con đang học lớp 9 tại Trường THCS Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) chia sẻ, ngay từ mùng 4 Tết anh đã yêu cầu mỗi ngày con phải quên kỳ nghỉ Tết đi để dành 4 tiếng làm các đề thi mà mình sưu tầm trên mạng. Anh cho rằng việc này giúp con đỡ quên kiến thức và chuẩn bị hành trang bước vào kỳ thi lớp 10 sắp tới.


Thầy Hồng Trí Quang khuyên học sinh và phụ huynh cần xây dựng lộ trình ôn thi phù hợp để tránh bị áp lực - Ảnh: Lao Động.


Với kinh nghiệm nhiều năm ôn thi cho học sinh cuối cấp, thầy Hồng Trí Quang - giáo viên dạy Toán tại Trường Archimedes (Hà Nội) đưa ra lời khuyên: Phụ huynh, giáo viên cần sớm giúp học sinh xây dựng lộ trình ôn thi phù hợp. Ví dụ với học sinh lớp 9, từ thời điểm này đến tháng 3.2019 sẽ tập trung trang bị, nắm chắc kiến thức các môn Văn, Toán, Ngoại ngữ. Sau đó sẽ dành cho các môn tự chọn.

Trong quá trình lập kế hoạch ôn thi, điều quan trọng là phụ huynh, giáo viên và học sinh cần lưu ý kế hoạch đó phải đảm bảo cân bằng giữa lịch học ở trường và lịch sinh hoạt ở nhà của học sinh. Bởi không gì quan trọng sức khỏe, để học sinh có tâm thế tốt nhất bước vào kỳ thi quan trọng.

Minh Minh (T/h)

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

Đại học Quốc gia Hà Nội tăng 216 bậc trong bảng xếp hạng thế giới

Theo thông tin từ Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 1/2 cho biết: Cybermetrics Lab (thành viên của Hội đồng nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha) vừa công bố Bảng xếp hạng đại học thế giới Webometrics lần thứ nhất năm 2019.

Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: vnu.edu.vn


Theo bảng xếp hạng này, Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục là cơ sở giáo dục đại học đứng thứ nhất Việt Nam với thứ hạng 1090 thế giới, tăng 216 bậc so với thứ hạng 1306 trong lần công bố tháng 8/2018. Các thứ hạng khác của Đại học Quốc gia Hà Nội trong khu vực cũng được cải thiện đáng kể, thứ 19 trong khu vực Đông Nam Á (tăng 6 bậc) và 261 ở châu Á (tăng 90 bậc).

Trong số 4 tiêu chí xếp hạng, tiêu chí về mức độ ảnh hưởng (Visibility) của hệ thống website và tài nguyên số của Đại học Quốc gia Hà Nội tăng đáng kể (từ bậc 2124 vào tháng 7/2018 lên bậc 1164 ở thời điểm công bố). Ngoài ra, các tiêu chí về độ mở (Openess), dựa trên xếp hạng chỉ số trích dẫn của 10 hồ sơ nhà khoa học hàng đầu của cơ sở giáo dục và xuất sắc (Excellence) dựa trên xếp hạng các chỉ số công bố và trích dẫn lấy từ cơ sở dữ liệu Scopus cũng tiếp tục được củng cố.

Điều này cho thấy, chất lượng công bố khoa học quốc tế cũng như phạm vi ảnh hưởng từ hệ thống tài nguyên trực tuyến của Đại học Quốc gia Hà Nội trong năm 2018 có sự cải thiện và gia tăng mạnh mẽ.



Các trường đại học của Việt Nam xếp hạng sau Đại học Quốc gia Hà Nội là Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Cần Thơ và Trường Đại học Tôn Đức Thắng (thứ hạng lần lượt là 1355, 2241 và 2680).

Trước đó, năm 2018, lần đầu tiên, Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp vào nhóm 801-1000 trên Bảng xếp hạng đại học thế giới (World University Rankings) của Tổ chức xếp hạng QS (Quacquarelli Symonds, Vương Quốc Anh), góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong số 85/197 quốc gia có trường đại học được xếp hạng ở bảng xếp hạng này.


>> Nguồn: Việt Hà (TTXVN)

10 lý do giáo dục Phần Lan đứng top đầu thế giới

Phần Lan không có các bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa, không có trường học tư, không dạy và học kiểu nhồi nhét kiến thức… nhưng thường xuyên đứng đầu thế giới về giáo dục


10 lý do giáo dục Phần Lan đứng top đầu thế giới


Nhiều chuyên gia giáo dục phương Tây đã tổng kết ra 10 lý do khiến hệ thống giáo dục Phần Lan lọt top đầu thế giới.

Không kiểm tra


Bình thường, người ta cho học sinh làm bài kiểm tra để đánh giá mức độ thông hiểu, làm chủ môn học của các em. Và điều này thường dẫn tới tình học sinh học kiểu nhồi nhét để qua được bài kiểm tra. Còn giáo viên thì dạy với mục đích duy nhất là để học sinh đạt điểm trên trung bình.

Phần Lan không thực hiện các bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa. Ngoại lệ duy nhất là kỳ thi xét tuyển quốc gia. Đây là bài kiểm tra tự nguyện dành cho học sinh năm cuối trung học phổ thông.

Tất cả trẻ em ở Phần Lan được xếp hạng dựa trên nền tảng cá nhân hóa và hệ thống xếp hạng do giáo viên của các em lập ra. Bộ Giáo dục phụ trách theo dõi sự tiến bộ tổng thể của học sinh. Bộ này lập các mẫu theo nhóm ở nhiều trường khác nhau.

Trách nhiệm của giáo viên


Tiêu chuẩn đặt ra đối với giáo viên ở Phần Lan rất cao. Chuyên gia giáo dục Pasi Sahlberg, tác giả cuốn sách “Các bài học Phần Lan: Thế giới có thể học gì từ sự thay đổi giáo dục ở Phần Lan”, nói rằng, không có từ “trách nhiệm giải trình” ở Phần Lan; trách nhiệm giải trình là phần còn lại sau khi trừ đi trách nhiệm.

Tất cả giáo viên phải có bằng thạc sĩ mới được giảng dạy. Với học sinh từ lớp 1-6, giáo viên phải có bằng thạc sĩ giáo dục trở lên. Với học sinh lớp 7-9, ngoài bằng cấp về giáo dục, giáo viên phải có bằng thạc sĩ chuyên ngành mà họ giảng dạy.

Các chương trình giảng dạy đều rất khó, trường đào tạo giáo viên đều rất kén thí sinh. Năm 2014, chỉ có 9% thí sinh thi vào khoa giáo viên của Đại học Helsinki được nhận vào học.

Ở trường học, nếu một giáo viên không đạt chuẩn hoặc công tác không tốt, trách nhiệm của hiệu trưởng là phải xử lý vấn đề đó.

Hợp tác, không cạnh tranh


Trong khi hầu hết người Mỹ và các nước khác coi hệ thống giáo dục giống như cuộc cạnh tranh lớn, người Phần Lan lại nghĩ khác. Ông Sahlberg trích một câu của tác giả Samuli Paronen: “Người chiến thắng thật sự không cạnh tranh”.

Giáo dục Phần Lan không phải lo lắng về các hệ thống đánh giá dựa trên công trạng. Không có danh sách trường học hay giáo viên xuất sắc, dẫn đầu. Môi trường dạy và học không phải là cạnh tranh mà là hợp tác.

Ưu tiên các điều cốt lõi


Trường học ở nhiều nước rất quan tâm điểm số, sự thông hiểu môn toán và các môn khoa học tự nhiên khác mà quên mất điều gì tạo nên môi trường học tập phù hợp, công bằng, khiến học sinh vui vẻ và khỏe mạnh.

Từ những năm 80 của thế kỷ trước, các nhà giáo dục Phần Lan đã tập trung ưu tiên các điều cốt lõi sau:

-Giáo dục là một công cụ để cân bằng bất công xã hội.

-Tất cả học sinh được ăn miễn phí ở trường.

-Dễ dàng tiếp cận dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe

-Tư vấn tâm lý

-Hướng dẫn, hướng đạo cá nhân hóa, phù hợp cho từng học sinh

Tuổi đi học muộn


Trẻ em Phần Lan bắt đầu đi học phổ thông lúc 7 tuổi. Giáo dục bắt buộc chỉ kéo dài 9 năm. Việc học sau khi hoàn thành lớp 9 (16 tuổi) là tự chọn, tự nguyện.

Xét ở góc độ tâm lý, trẻ em cảm thấy thoải mái hơn khi không phải học nhiều. Trước khi đi học, trẻ em học mẫu giáo một năm.
Trẻ em Phần Lan bắt đầu đến trường từ năm lên 7. Ảnh: Andreas Meichsner.

Cung cấp các lựa chọn nghề nghiệp


Ở nhiều nước, trẻ em phải học liên tục 12 năm, hết lớp này đến lớp khác, để đến đích cuối cùng là thi vào đại học. Nhiều học sinh không tốn nhiều tiền học phí, học chỉ để lấy cái bằng không biết dùng vào việc gì.

Phần Lan không chú trọng ngã rẽ vào đại học mà cân bằng giữa học lên cao và học nghề. Ở cấp trung học phổ thông kéo dài 3 năm, học sinh được chuẩn bị cho kỳ thi xét tuyển quốc gia; những em có năng lực thực sự và muốn học tiếp sẽ đăng ký kỳ thi này. Phần Lan cũng có chương trình 3 năm đào tạo học sinh nhiều ngành nghề khác nhau.

Giờ học bắt đầu muộn


Các trường phổ thông ở Phần Lan thường bắt đầu giờ học lúc 9.00-9.45 sáng. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, học quá sớm trong ngày không tốt cho thể chất, sức khỏe và sự trưởng thành của học sinh.

Giờ học ở Phần Lan thường kết thúc vào lúc 2.00-2.45 chiều. Mỗi tiết học kéo dài hơn và giờ ra chơi cũng dài hơn.
Tất cả giáo viên Phần Lan có bằng thạc sĩ trở lên. Ảnh: Amanda Soila.

Thầy trò “quen mặt”


Trường học Phần Lan có ít học sinh và giáo viên. Một giáo viên thường dạy một nhóm học sinh liên tục 6 năm. Trong suốt thời gian này, giáo viên đóng vai trò cố vấn, người dẫn, thậm chí thành viên trong gia đình. Sự tin tưởng lẫn nhau, gắn kết giữa thầy và trò được xây dựng qua các năm khiến cả hai bên hiểu và tôn trọng nhau hơn.

Nhu cầu, cách học của mỗi học sinh là khác nhau, và giáo viên hiểu rõ những điều đó qua năm tháng. Họ có thể vạch ra đường hướng chính xác cho từng học sinh, giúp các em đạt được mục tiêu của mình.
Học sinh Phần Lan không phải thi cử. Ảnh: REX.

Không khí thư giãn


Môi trường học đường Phần Lan ít stress, nhiều sự quan tâm, thư giãn. Học sinh thường chỉ có vài tiết học mỗi ngày. Một ngày ở trường có tối đa 5 tiết học (với lớp 1-2), tối đa 7 tiết học (các lớp lớn hơn). Mỗi tiết kéo dài 45 phút.

Học sinh có thời gian ăn uống, giải trí hoặc đơn giản là thư giãn cùng nhau. Các giờ ra chơi 15-20 phút giúp các em vận động, ra ngoài hít thở không khí trong lành, giảm bớt áp lực…

Giáo viên cũng vậy, có thời gian, địa điểm để thư giãn, chuẩn bị giờ dạy, hoặc đơn giản là giao lưu với đồng nghiệp. Các phòng giáo viên được lập ra ở tất cả trường học.

Ít bài tập về nhà


Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), học sinh ở Phần Lan có số lượng bài tập về nhà ít nhất thế giới. Các em chỉ mất nửa giờ mỗi tối là làm xong. Học sinh Phần Lan cũng không cần tới gia sư.

Không phải lo lắng về điểm số, xếp hạng thi đua, học sinh có thêm nhiều điều kiện để tập trung vào nhiệm vụ thật sự của mình – học tập và lớn lên.


>> Nguồn: Báo Tiền Phong