This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

Đại học Quốc gia Hà Nội tăng 216 bậc trong bảng xếp hạng thế giới

Theo thông tin từ Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 1/2 cho biết: Cybermetrics Lab (thành viên của Hội đồng nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha) vừa công bố Bảng xếp hạng đại học thế giới Webometrics lần thứ nhất năm 2019.

Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: vnu.edu.vn


Theo bảng xếp hạng này, Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục là cơ sở giáo dục đại học đứng thứ nhất Việt Nam với thứ hạng 1090 thế giới, tăng 216 bậc so với thứ hạng 1306 trong lần công bố tháng 8/2018. Các thứ hạng khác của Đại học Quốc gia Hà Nội trong khu vực cũng được cải thiện đáng kể, thứ 19 trong khu vực Đông Nam Á (tăng 6 bậc) và 261 ở châu Á (tăng 90 bậc).

Trong số 4 tiêu chí xếp hạng, tiêu chí về mức độ ảnh hưởng (Visibility) của hệ thống website và tài nguyên số của Đại học Quốc gia Hà Nội tăng đáng kể (từ bậc 2124 vào tháng 7/2018 lên bậc 1164 ở thời điểm công bố). Ngoài ra, các tiêu chí về độ mở (Openess), dựa trên xếp hạng chỉ số trích dẫn của 10 hồ sơ nhà khoa học hàng đầu của cơ sở giáo dục và xuất sắc (Excellence) dựa trên xếp hạng các chỉ số công bố và trích dẫn lấy từ cơ sở dữ liệu Scopus cũng tiếp tục được củng cố.

Điều này cho thấy, chất lượng công bố khoa học quốc tế cũng như phạm vi ảnh hưởng từ hệ thống tài nguyên trực tuyến của Đại học Quốc gia Hà Nội trong năm 2018 có sự cải thiện và gia tăng mạnh mẽ.



Các trường đại học của Việt Nam xếp hạng sau Đại học Quốc gia Hà Nội là Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Cần Thơ và Trường Đại học Tôn Đức Thắng (thứ hạng lần lượt là 1355, 2241 và 2680).

Trước đó, năm 2018, lần đầu tiên, Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp vào nhóm 801-1000 trên Bảng xếp hạng đại học thế giới (World University Rankings) của Tổ chức xếp hạng QS (Quacquarelli Symonds, Vương Quốc Anh), góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong số 85/197 quốc gia có trường đại học được xếp hạng ở bảng xếp hạng này.


>> Nguồn: Việt Hà (TTXVN)

10 lý do giáo dục Phần Lan đứng top đầu thế giới

Phần Lan không có các bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa, không có trường học tư, không dạy và học kiểu nhồi nhét kiến thức… nhưng thường xuyên đứng đầu thế giới về giáo dục


10 lý do giáo dục Phần Lan đứng top đầu thế giới


Nhiều chuyên gia giáo dục phương Tây đã tổng kết ra 10 lý do khiến hệ thống giáo dục Phần Lan lọt top đầu thế giới.

Không kiểm tra


Bình thường, người ta cho học sinh làm bài kiểm tra để đánh giá mức độ thông hiểu, làm chủ môn học của các em. Và điều này thường dẫn tới tình học sinh học kiểu nhồi nhét để qua được bài kiểm tra. Còn giáo viên thì dạy với mục đích duy nhất là để học sinh đạt điểm trên trung bình.

Phần Lan không thực hiện các bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa. Ngoại lệ duy nhất là kỳ thi xét tuyển quốc gia. Đây là bài kiểm tra tự nguyện dành cho học sinh năm cuối trung học phổ thông.

Tất cả trẻ em ở Phần Lan được xếp hạng dựa trên nền tảng cá nhân hóa và hệ thống xếp hạng do giáo viên của các em lập ra. Bộ Giáo dục phụ trách theo dõi sự tiến bộ tổng thể của học sinh. Bộ này lập các mẫu theo nhóm ở nhiều trường khác nhau.

Trách nhiệm của giáo viên


Tiêu chuẩn đặt ra đối với giáo viên ở Phần Lan rất cao. Chuyên gia giáo dục Pasi Sahlberg, tác giả cuốn sách “Các bài học Phần Lan: Thế giới có thể học gì từ sự thay đổi giáo dục ở Phần Lan”, nói rằng, không có từ “trách nhiệm giải trình” ở Phần Lan; trách nhiệm giải trình là phần còn lại sau khi trừ đi trách nhiệm.

Tất cả giáo viên phải có bằng thạc sĩ mới được giảng dạy. Với học sinh từ lớp 1-6, giáo viên phải có bằng thạc sĩ giáo dục trở lên. Với học sinh lớp 7-9, ngoài bằng cấp về giáo dục, giáo viên phải có bằng thạc sĩ chuyên ngành mà họ giảng dạy.

Các chương trình giảng dạy đều rất khó, trường đào tạo giáo viên đều rất kén thí sinh. Năm 2014, chỉ có 9% thí sinh thi vào khoa giáo viên của Đại học Helsinki được nhận vào học.

Ở trường học, nếu một giáo viên không đạt chuẩn hoặc công tác không tốt, trách nhiệm của hiệu trưởng là phải xử lý vấn đề đó.

Hợp tác, không cạnh tranh


Trong khi hầu hết người Mỹ và các nước khác coi hệ thống giáo dục giống như cuộc cạnh tranh lớn, người Phần Lan lại nghĩ khác. Ông Sahlberg trích một câu của tác giả Samuli Paronen: “Người chiến thắng thật sự không cạnh tranh”.

Giáo dục Phần Lan không phải lo lắng về các hệ thống đánh giá dựa trên công trạng. Không có danh sách trường học hay giáo viên xuất sắc, dẫn đầu. Môi trường dạy và học không phải là cạnh tranh mà là hợp tác.

Ưu tiên các điều cốt lõi


Trường học ở nhiều nước rất quan tâm điểm số, sự thông hiểu môn toán và các môn khoa học tự nhiên khác mà quên mất điều gì tạo nên môi trường học tập phù hợp, công bằng, khiến học sinh vui vẻ và khỏe mạnh.

Từ những năm 80 của thế kỷ trước, các nhà giáo dục Phần Lan đã tập trung ưu tiên các điều cốt lõi sau:

-Giáo dục là một công cụ để cân bằng bất công xã hội.

-Tất cả học sinh được ăn miễn phí ở trường.

-Dễ dàng tiếp cận dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe

-Tư vấn tâm lý

-Hướng dẫn, hướng đạo cá nhân hóa, phù hợp cho từng học sinh

Tuổi đi học muộn


Trẻ em Phần Lan bắt đầu đi học phổ thông lúc 7 tuổi. Giáo dục bắt buộc chỉ kéo dài 9 năm. Việc học sau khi hoàn thành lớp 9 (16 tuổi) là tự chọn, tự nguyện.

Xét ở góc độ tâm lý, trẻ em cảm thấy thoải mái hơn khi không phải học nhiều. Trước khi đi học, trẻ em học mẫu giáo một năm.
Trẻ em Phần Lan bắt đầu đến trường từ năm lên 7. Ảnh: Andreas Meichsner.

Cung cấp các lựa chọn nghề nghiệp


Ở nhiều nước, trẻ em phải học liên tục 12 năm, hết lớp này đến lớp khác, để đến đích cuối cùng là thi vào đại học. Nhiều học sinh không tốn nhiều tiền học phí, học chỉ để lấy cái bằng không biết dùng vào việc gì.

Phần Lan không chú trọng ngã rẽ vào đại học mà cân bằng giữa học lên cao và học nghề. Ở cấp trung học phổ thông kéo dài 3 năm, học sinh được chuẩn bị cho kỳ thi xét tuyển quốc gia; những em có năng lực thực sự và muốn học tiếp sẽ đăng ký kỳ thi này. Phần Lan cũng có chương trình 3 năm đào tạo học sinh nhiều ngành nghề khác nhau.

Giờ học bắt đầu muộn


Các trường phổ thông ở Phần Lan thường bắt đầu giờ học lúc 9.00-9.45 sáng. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, học quá sớm trong ngày không tốt cho thể chất, sức khỏe và sự trưởng thành của học sinh.

Giờ học ở Phần Lan thường kết thúc vào lúc 2.00-2.45 chiều. Mỗi tiết học kéo dài hơn và giờ ra chơi cũng dài hơn.
Tất cả giáo viên Phần Lan có bằng thạc sĩ trở lên. Ảnh: Amanda Soila.

Thầy trò “quen mặt”


Trường học Phần Lan có ít học sinh và giáo viên. Một giáo viên thường dạy một nhóm học sinh liên tục 6 năm. Trong suốt thời gian này, giáo viên đóng vai trò cố vấn, người dẫn, thậm chí thành viên trong gia đình. Sự tin tưởng lẫn nhau, gắn kết giữa thầy và trò được xây dựng qua các năm khiến cả hai bên hiểu và tôn trọng nhau hơn.

Nhu cầu, cách học của mỗi học sinh là khác nhau, và giáo viên hiểu rõ những điều đó qua năm tháng. Họ có thể vạch ra đường hướng chính xác cho từng học sinh, giúp các em đạt được mục tiêu của mình.
Học sinh Phần Lan không phải thi cử. Ảnh: REX.

Không khí thư giãn


Môi trường học đường Phần Lan ít stress, nhiều sự quan tâm, thư giãn. Học sinh thường chỉ có vài tiết học mỗi ngày. Một ngày ở trường có tối đa 5 tiết học (với lớp 1-2), tối đa 7 tiết học (các lớp lớn hơn). Mỗi tiết kéo dài 45 phút.

Học sinh có thời gian ăn uống, giải trí hoặc đơn giản là thư giãn cùng nhau. Các giờ ra chơi 15-20 phút giúp các em vận động, ra ngoài hít thở không khí trong lành, giảm bớt áp lực…

Giáo viên cũng vậy, có thời gian, địa điểm để thư giãn, chuẩn bị giờ dạy, hoặc đơn giản là giao lưu với đồng nghiệp. Các phòng giáo viên được lập ra ở tất cả trường học.

Ít bài tập về nhà


Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), học sinh ở Phần Lan có số lượng bài tập về nhà ít nhất thế giới. Các em chỉ mất nửa giờ mỗi tối là làm xong. Học sinh Phần Lan cũng không cần tới gia sư.

Không phải lo lắng về điểm số, xếp hạng thi đua, học sinh có thêm nhiều điều kiện để tập trung vào nhiệm vụ thật sự của mình – học tập và lớn lên.


>> Nguồn: Báo Tiền Phong

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2019

Tìm giải pháp rèn kỹ năng mềm cho sinh viên

Hội thảo khoa học với chủ đề “Các giải pháp và mô hình tiêu chuẩn của việc rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thành phố Hồ Chí Minh” vừa được tổ chức vào ngày 24/1 tại Trường ĐH Sư phạm TPHCM.

 
Tìm giải pháp rèn kỹ năng mềm cho sinh viên
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM, trình bày tại hội thảo





Theo PGS.TS Huỳnh Văn Sơn – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM, hội thảo nhằm mục đích thu thập ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu, chuyên gia và các bên liên quan xoay quanh nội dung: Tìm kiếm các giải pháp và mô hình tiêu chuẩn của việc rèn luyện kỹ năng mềm (KNM) cho sinh viên đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho TPHCM phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục Đại học, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực của thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

Hội thảo có sự tham gia với hơn 30 bài tham luận và có 19 bài tham luận được chọn cùng với nhiều ý kiến trao đổi trên bình diện học thuật. Đây là diễn đàn để các nhà khoa học cùng trao đổi, chia sẻ những vấn đề có liên quan đến kỹ năng mềm, rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên các trường Đại học tại TPHCM.


 Các đại biểu dự Hội thảo
Tại Hội thảo, nhiều vấn đề quan trọng được đề cập. Điểm nổi bật là từ thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên cho thấy: Việc học tập và rèn luyện kỹ năng này ở sinh viên hiện nay chưa được quan tâm thỏa đáng; Thực trạng kỹ năng thích ứng với sự thay đổi của sinh viên còn ở mức thấp…

Bên cạnh đó, thực trạng rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên còn nhiều hạn chế nhất là vấn đề giảng viên giảng dạy kỹ năng mềm ở các trường Đại học hiện nay, chương trình giảng dạy, mô hình triển khai... là những vấn đề cần xem xét; chương trình kỹ năng mềm hay Giáo dục kỹ năng mềm còn thả nổi ngay từ khâu biên soạn, thẩm định dẫn đến việc sinh viên chưa hài lòng về những gì được đào tạo bồi dưỡng khi bước vào thực tiễn...

Quan trọng hơn cả, hội thảo góp phần phần trả lời cho câu hỏi: Vì sao nhiều biện pháp đào tạo, bồi dưỡng KNM cho sinh viên nhưng nguồn nhân lực Thành phố vẫn thiếu những nhân sự có KNM đủ để làm việc chuyên nghiệp như nhu cầu hiện tại.  


Theo H.Văn

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2019

Kỹ Năng Giao Tiếp? Tầm Quan Trọng Của Kỹ Năng Giao Tiếp Trong Cuộc Sống

Thực tế thì một thông điệp chỉ thật sự thành công khi cả người quản lý và người nhân viên lĩnh hội nó theo cùng một cách. Khi hiểu được bản chất của quá trình giao tiếp, bạn có thể sẽ tìm ra được những vấn đề mình đang gặp phải khi giao tiếp không thành công, hoặc giúp bạn sẽ thành công hơn trong giao tiếp. Và như vậy, bạn đã có những kỹ năng trong giao tiếp.

Kỹ Năng Giao Tiếp Trong Cuộc Sống

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng trong thế kỷ 21. Đó là một tập hợp những qui tắc, nghệ thuật , cách ứng xử , đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn khi áp dụng thuần thục kỹ năng giao tiếp. Có thể nói kỹ năng giao tiếp đã được nâng lên thành nghệ thuật giao tiếp bởi trong bộ kỹ năng này có rất nhiều kỹ năng nhỏ khác như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng sử dụng ngôn từ, âm điệu… Để có được kỹ năng giao tiếp tốt đòi hỏi người sử dụng phải thực hành thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt kỹ năng giao tiếp của mình để từ đó việc quản lý nhân sự trở nên dễ dàng hơn

Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp

Trong một cuộc điều tra mới đây về những thành viên mới của một công ty với hơn 50000 nhân viên, người ta đã cho rằng kỹ năng giao tiếp là yếu tố mang tính quyết định trong việc tuyển chọn một người quản lý. Cuộc điều tra do trường Đại học Thương mại Pittsburgh của đã chỉ ra rằng các kỹ năng giao tiếp bao gồm cả việc trình bày nói và viết cũng như khả năng làm việc với người khác là những yếu tố chính tạo nên thành công trong nghề nghiệp.
Kỹ Năng Giao Tiếp Trong Cuộc Sống


Bằng cách truyền đạt được thông điệp của mình đi một cách thành công, bạn đã truyền đi được suy nghĩ cũng như ý tưởng của mình một cách hiệu quả. Khi không thành công, những suy nghĩ, ý tưởng của bạn sẽ không phản ánh được những cái đó của chính bạn, gây nên sự sụp đổ trong giao tiếp và những dào cản trên con đường đạt tới mục tiêu của bạn – cả trong đời tư và trong sự nghiệp.

Mặc dù càng ngày người ta càng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của các kỹ năng giao tiếp, nhưng nhiều cá nhân vẫn đang chật vật vì điều này, họ không thể trao đổi những suy nghĩ và ý tưởng của họ một cách hiệu quả ở cả ở dạng nói hay viết. Sự hạn chế này khiến họ gần như không thể thể hiện được hết khả năng của mình trong công việc quản lý cũng như không tiến thân được.

Không phải ngẫu nhiên mà trong vô số những điều cần phải học, ông cha ta lại chọn giao tiếp, ứng xử - Học ăn, học nói, học gói, học mở - là ưu tiên số một. Chính những kỹ năng này là điều kiện tiên quyết, mở đường cho sự thành công hay thất bại trên đường đời.

Trong số rất nhiều định nghĩa về con người, định nghĩa của C.Mác được nhắc tới và sử dụng nhiều hơn cả, theo đó “Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”, nghĩa là phải có các “mối quan hệ xã hội” được hình thành thông qua giao tiếp …


Nói cách khác, “Học ăn, học nói, học gói, học mở” - từ bao đời nay đã là điều kiện tiên quyết để xây dựng nên chuẩn mực trong văn hóa sống và giao tiếp hằng ngày. Dù ở Tây hay ở Ta thì nghệ thuật giao tiếp vẫn luôn là yếu tố mở đường, quyết định cho sự thành công hay thất bại trong mọi mối quan hệ.
Và đối với Doanh nghiệp, tính chuyên nghiệp trong giao tiếp (qua lời nói, cử chỉ, hành động, cách ứng xử,…) của mỗi cá nhân, từ cấp quản lý đến nhân viên,  càng cần thiết và quan trọng hơn. Chính điều này sẽ định vị nên hình ảnh, thương hiệu và đẳng cấp của Doanh nghiệp. Đặc biệt, trong xu hướng hội nhập toàn cầu hóa hiện nay, khi khoảng cách về chất lượng sản phẩm và dịch vụ giữa các công ty đang rút ngắn lại, thì chính sự chuyên nghiệp trong giao tiếp của đội ngũ nhân viên sẽ góp phần quyết định, tạo nên doanh số bán hàng của công ty.

>> Nguồn: Sưu tầm

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

4 kỹ năng cần có của một nhân viên hành chính nhân sự

Để trở thành một nhân viên giỏi trong bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào đi nữa, bao gồm cả lĩnh vực hành chính nhân sự, các yếu tố quan trọng nhất là kỹ năng xã hội, kỹ năng nghề nghiệp và quan trọng là thái độ của bạn. Sau đây là 4 kỹ năng cần có của một nhân viên hành chính nhân sự chuyên nghiệp dành cho các bạn ứng viên đang có nhu cầu làm đơn xin việc ứng tuyển vào các cơ quan, doanh nghiệp.






Để trở thành một nhân viên hành chính nhân sự chuyên nghiệp không khó. Chỉ cần biết vận dụng và kết hợp khéo léo một chút các kỹ năng, bạn có thể dễ dàng đạt được thành công, tuy nhiên với các bạn ứng viên mới ra trường, học chuyên ngành hành chính, để có được lá đơn xin việc ấn tượng bên cạnh kinh nghiệm còn khá ít, chúng ta cần làm nổi bật lên những kỹ năng cần có của mình.



4 ky nang can co cua mot nhan vien hanh chinh nhan su

Những kỹ năng cần có đối với một nhân viên hành chính

Dưới đây là 4 kỹ năng cần có của một nhân viên hành chính nhân sự nếu muốn tiến xa hơn trên con đường trở thành nhân viên chuyên nghiệp.

1. Kỹ năng giao tiếp tốt


Khi nói đến nghề hành chính nhân sự không thể bỏ qua kỹ năng giao tiếp, đây là một kỹ năng mềm vô cùng quan trọng. Nghề nhân sự liên quan đến con người, giao tiếp và làm việc giữa người với người trong một tập thể. Với vai trò là nhân viên hành chính nhân sự trong một công ty, doanh nghiệp, bạn phải thật khéo kéo trong cách ứng xử cũng như giao tiếp, đôi khi còn phải bỏ qua cái tôi của mình để làm sao đôi bên cùng cảm thấy hài lòng. Kỹ năng giao tiếp tốt không chỉ quan trọng đối với nhân viên hành chính nhân sự mà còn là yêu cầu của rất nhiều công việc khác đối với các ứng viên khi có nhu cầu đi tìm việc làm, đặc biệt ở các lĩnh vực như kinh doanh, bán hàng, Marketing thì đều rất yêu cầu về kỹ năng này.


2. Đạo đức của người làm nhân sự


Kỹ năng cũng như phẩm chất tiếp theo của một nhân viên hành chính nhân sự phải kể đến đạo đức nghề nghiệp. Là người được chủ lao động tín nhiệm và tin tưởng, chia sẻ các thông tin bí mật liên quan đến công ty cũng như các thông tin về mức lương của từng nhân viên.

Đạo đức của một người làm hành chính nhân sự không cho phép họ chia sẻ, hoặc tiết lộ thông tin cho bất kỳ nhân viên nào trong công ty, tránh tình trạng đố kỵ, ganh tị nơi công sở.

3. Kỹ năng giải quyết các xung đột


Trong một doanh nghiệp, công ty, môi trường làm việc lớn thì những xung đột, cãi vã là điều không thể tránh khỏi. Đây cũng là cơ hội để những người làm hành chính nhân sự thể hiện rõ vai trò của mình trong việc dàn xếp, giải quyết các xung đột nơi công sở.

Để giải quyết các xung đột nơi công sở không hề đơn giản, đòi hỏi bên hành chính phải thu thập các thông tin, xác định nguyên nhân và tìm cách cởi nút các vấn đề, thương lượng làm sao để cả 2 bên xung đột đều cảm thấy hài lòng và được tôn trọng.

4. Kỹ năng tổ chức


Một phần công việc của nhân viên hành chính nhân sự liên quan đến việc xử lý giấy tờ, văn bản, bao gồm quản lý các công văn giấy tờ, hợp đồng, hồ sơ người lao động… Chưa hết, các điều khoản, quy định và luật lao động liên tục thay đổi... Tất cả đòi hỏi một nhân viên hành chính phải có kỹ năng tổ chức và quản lý các giấy tờ một cách an toàn và khoa học.

Trên đây là 4 kỹ năng cần có của một nhân viên hành chính nhân sự. Mặc dù đây chưa phải là tất cả các kỹ năng của người làm hành chính, nhưng đó là các kỹ năng tối quan trọng để trở thành một nhân viên hành chính nhân sự chuyên nghiệp. Công việc của nhân viên hành chính nhân sự trong quá trình làm việc, để có thể thực hiện tốt, bắt buộc phải có kỹ năng và trình độ chuyên môn nhất định, và đương nhiên ở mỗi ngành, mỗi nghề trong quá trình thực hiện công việc cũng sẽ có những khó khăn, bản thân mỗi chúng ta phải biết vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt công việc của mình.

Cũng giống như nhân viên hành chính nhân sự, ở các ngành nghề khác nhau cũng sẽ có những yêu cầu khác nhau về kỹ năng, ví dụ như đối với vị trí nhân viên kinh doanh, bên cạnh trình độ chuyên môn, vị trí nhân viên kinh doanh cũng có yêu cầu nhất định về kỹ năng như khả năng giao tiếp tốt, kỹ năng làm việc nhóm, nhanh nhạy nắm bắt thị trường... Nhìn chung công việc nào sẽ có những yêu cầu đi kèm, đòi hỏi mỗi người cần không những trau dồi và học hỏi.


>> Nguồn: goodcv


Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2019

10 công việc “ngon” nhất chỉ dành cho những người biết ngoại ngữ

Ai cũng biết việc có thể giao tiếp bằng một ngôn ngữ thứ hai sẽ giúp mỗi người có nhiều cơ hội hơn cả trong công việc và cuộc sống, chẳng hạn như không bỏ lỡ cơ hội được làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia, trao đổi / buôn bán với các đối tác nước ngoài, học tập tại một trường đại học quốc tế, đi du lịch, mua sắm đồ Tây, xem phim bom tấn Hollywood không cần phụ đề hay đơn giản là "chuyện gì người khác biết, mình cũng biết". Tuy nhiên, một thực tế là rất nhiều bạn trẻ có vốn tiếng nước ngoài kha khá nhưng lại không biết nên chọn công việc gì hay ngành nghề nào có thể giúp mình phát huy được "nguồn vốn"sẵn có? Vậy thì đã đến lúc bạn nên ghi chú ngay vào sổ cá nhân 10 công việc vô cùng thú vị sau đây và sẵn sàng cho kế hoạch ứng tuyển ngay từ bây giờ nhé.

Ngôn ngữ thứ hai - không chỉ là tiếng Anh

10 cong viec ngon nhat chi danh cho nhung nguoi biet ngoai ngu


Tiếng Anh đang dần trở thành yếu tố không thể thiếu nếu bạn muốn giành được một tấm vé vào làm việc tại một công ty nước ngoài. Tuy nhiên, ngoài tiếng Anh còn có một số thứ tiếng khác đang "lên ngôi" mà có thể bạn chưa được cập nhật.

1. Tây Ban Nha: Tây Ban Nha là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến thứ ba trên thế giới và số người sử dụng thứ tiếng này để giao tiếp đã lên đến hơn 500 triệu người. Tại Mỹ và Châu Âu, Tây Ban Nha được xem như là ngôn ngữ phổ biến thứ hai sau tiếng Anh và cũng là ngôn ngữ chính thống tại 4 lục địa.

2. Tiếng Pháp: Không chỉ là nền kinh tế lớn thứ 5 và đứng ở vị trí thứ 3 trong top các quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất toàn cầu, Pháp còn là nơi có khá nhiều trường đại học hàng đầu thế giới như HEC (Trường nghiên cứu thương mại cao cấp ở Paris). Việc biết tiếng Pháp sẽ giúp bạn có cơ hội làm việc tại Pháp và các quốc gia nói tiếng Pháp khác như Canada, Thụy Sĩ, Bỉ, các nước Bắc Phi và vùng cận Sahara (Châu Phi).

3. Đức: Mặc dù không phải là ngôn ngữ phổ biến như Tây Ban Nha nhưng việc biết tiếng Đức cũng sẽ giúp bạn có được những cơ hội làm việc tuyệt vời, đặc biệt là các thương hiệu Automobile như BMW.

4. Mandarin: Không có gì ngạc nhiên khi Mandarin lại lọt vào danh sách này. Mandarin còn được biết đến với tên gọi tiếng quan thoại và là thứ tiếng phổ thông của Trung Quốc - một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất của thế giới.

5. Ả Rập: Ả Rập là một trong những khu vực giàu có nhất trên thế giới. Bởi vì sự rộng mở của các cơ hội việc làm ở Trung Đông nên nhu cầu về nguồn lao động biết tiếng Ả Rập rất lớn nhưng nguồn cung lại thấp. Nếu có khả năng nói thứ tiếng này thì hãy sẵn sàng vì rất nhiều công ty lớn đang vẫy gọi bạn đấy.

Ngôn ngữ thứ hai

Những ngành nghề sử dụng tiếng nước ngoài hot nhất hiện nay thuộc vào các lĩnh vực nào?

 
10 cong viec ngon nhat chi danh cho nhung nguoi biet ngoai ngu

Truyền thông (báo chí) và phim ảnh.
Các dịch vụ du lịch và di chuyển, bao gồm cả máy bay và khách sạn.
Ngân hàng và bảo hiểm.
Các cơ quan địa phương, nhà nước và chính quyền liên bang (đối với các nước có thể chế liên bang).
Các tổ chức quốc tế phi lợi nhuận.
Các công ty xuất bản.
Văn phòng của các cơ quan quốc phòng và đại sứ quốc tế.
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Dịch vụ xã hội.
Dịch vụ nhập cư.
Trường tiểu học, trung học, phổ thông, cao đẳng và đại học.
10 công việc "ngon" nhất dành cho các "thánh" ngoại ngữ


1. Biên dịch game (Game Translator)

Lĩnh vực: Trò chơi điện tử


Các công ty hàng đầu trong lĩnh vực game như Nintendo, Gameloft hay SNG vẫn đang tìm kiếm những biên dịch game xuất sắc có thể dịch nội dung các trò chơi của họ từ tiếng Anh sang tiếng Nhật hoặc các ngôn ngữ khác.

2. Chuyên gia quản trị thương hiệu (Brand Manager Specialist)

Lĩnh vực: Marketing và quảng cáo


Được xem như là một trong những công ty tốt nhất để làm việc, Google đang tuyển dụng những chuyên gia quản trị thương hiệu tốt nhất để điều hành các công ty con của hãng tại các thị trường nước ngoài. Đây là một công việc đòi hỏi khả năng ngoại ngữ tốt, có kiến thức uyên thâm về thương hiệu, quản trị thương hiệu, hiểu biết về các nền văn hóa, nhanh nhạy, linh hoạt với sự thay đổi của thị trường....

3. Đại diện cộng đồng (Community Representative)

Lĩnh vực: Trò chơi / Kinh doanh


Blizzard - hãng được biết đến với những video game nổi tiếng như World of Warcraft và Diablo đang tìm kiếm những ứng viên có thể nói được tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh để liên kết hãng với những cộng đồng game thủ ở Mỹ La Tinh. Một đại diện cộng đồng sẽ bao gồm cả việc hỗ trợ phát triển game cũng như các sự kiện khác của công ty.

4. Tiếp viên hàng không (Flight Attendant)

Lĩnh vực: Du lịch và lữ hành


Nếu ý tưởng được trả lương để di du lịch hấp dẫn bạn thì việc trở thành một tiếp viên hàng không là điều hợp lý nhất. Tùy thuộc vào hãng hàng không bạn làm việc, nhiều công ty hàng không top đầu đang tìm kiếm những tiếp viên hàng không có thể nói tiếng nước ngoài. Chẳng hạn như hãng đó thường xuyên có các chuyến bay từ Mỹ tới Tây Ban Nha thì họ sẽ ưu tiên những ứng viên biết nói tiếng Tây Ban Nha hơn các thứ tiếng khác.

5. Coordinator (Điều phối viên)

Lĩnh vực: Các tổ chức quốc tế phi lợi nhuận


Các tổ chức quốc tế phi lợi nhận như Pencils of Promise thường chuyên về các hoạt động hỗ trợ những quốc gia đang phát triển trên toàn thế giới. Việc có khả năng nói một ngôn ngữ thứ hai, chẳng hạn như tiếng Anh, Pháp hay Tây Ban Nha sẽ giúp bạn có được cơ hội thăng tiến trong tổ chức bởi vì bạn có khả năng giao tiếp với những người mà bạn đang làm việc cùng và người dân ở các quốc gia mà tổ chức của bạn đang cố gắng giúp đỡ.

6. Pháp chế (Associate)

Lĩnh vực: Tài chính và ngân hàng quốc tế


Nghề ngân hàng mặc dù không "hot" như những năm trước nhưng với các ngân hàng quốc tế có uy tín lâu năm và với những ai đang sở hữu khả năng ngoại ngữ tốt thì mọi cánh cửa đều rộng mở.

7. Nhiếp ảnh gia

Lĩnh vực: Điện ảnh và truyền thông


Một chiếc máy ảnh và kỹ năng chụp ảnh tốt đã đủ để bạn có thể nghĩ tới nghề chụp ảnh. Nhưng một nhiếp ảnh gia đích thực không giới hạn không gian sáng tạo của mình chỉ trong một khu vực, một quốc gia hay một vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, để thực hiện được giấc mơ sải cánh khám phá thế giới thì ngoại ngữ là một trong những yếu tố quyết định.

8. Kinh doanh thời trang

Lĩnh vực: Thời trang

Thời trang được xem là ngành công nghiệp "không bao giờ chết" khi nhu cầu làm đẹp, đổi mới và sáng tạo của con người luôn thay đổi, thậm chí thay đổi từng ngày, từng giờ. Chính vì vậy, nếu bạn muốn tỏa sáng trong lĩnh vực này thì hãy bắt đầu học ngoại ngữ từ bây giờ để được tiếp cận với các xu hướng làm đẹp và học hỏi kinh nghiệm từ những nhà thiết kế thời trang hàng đầu thế giới. Internet có tất cả những thứ bạn cần, thứ duy nhất là bạn cần hiểu được ngôn ngữ mô tả các kiến thức đó.

9. Chuyên viên tuyển dụng

Lĩnh vực: Nguồn nhân lực

Vai trò của một chuyên viên tuyển dụng đó là tạo nên sợi dây kết nối giữa các doanh nghiệp có nhu cầu nhân sự và những người tìm việc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa khiến các công ty nước ngoài có xu hướng xây dựng văn phòng hay mở công ty con tại nước khác thì nhu cầu nhân sự còn tăng cao hơn nữa. Do vậy, trở thành một chuyên viên tuyển dụng xuất sắc cũng đòi hỏi bạn phải không ngừng rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ của mình để có những bước đột phá hoàn hảo trong công việc.

10. Nhà báo tác nghiệp ở nước ngoài

Lĩnh vực: Báo chí

Ngay từ tên gọi của nghề này cũng đủ để khẳng định rằng nếu không biết ngôn ngữ thứ hai thì chắc chắn hồ sơ của bạn sẽ bị loại. Đây là một công việc vô cùng thú vị khi bạn sẽ được giao tiếp cùng những người dân bản địa, lắng nghe câu chuyện của họ và truyền những tin tức này về cho người dân nước mình. Một khi đã được sống và làm việc ở nước ngoài, khả năng ngoại ngữ của bạn cũng "lên như diều gặp gió" đấy.

>> Nguồn: Sưu tầm

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2019

Viết đoạn văn về tình bạn bằng tiếng Anh hay nhất có dịch


Bạn bè là 1 phần không thể thiếu của cuộc sống của mỗi con người, đặc biệt là những người bạn thân thiết sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ chúng ta lúc khó khăn và vui chơi cùng ta những dịp đi du lịch hay những bữa ăn, uống nước đơn giản. Để viết về tình bạn cũng không quá khó, chúng ta có thể tham khảo 2 đoạn văn về tình bạn bằng tiếng Anh dưới đây của Benative.


viet doan van ve tinh ban bang tieng anh


Bài viết 1. Viết đoạn văn về tình bạn bằng tiếng Anh ngắn gọn có dịch về bạn thân bạn bè



Vocabulary:

Factor (n): Nhân tố.

Acquaintance (n): Người quen biết.

Discriminate (v): Phân biệt.

Race (n): Chủng tộc.

Loyal (adj): Trung thành.

Diversity (n): Sự đa dạng.

Blur (v): Làm mờ.


Friendship is a very big concept, and there are countless factors that make two people become good friends. Friends are not just our classmates or people who work at the same place, but friends are people who are acquaintances and love each other. A person does not have any limit in making friends, and we can always have new friends from many places. Friendship does not discriminate between skin color, age or race. For example, I am an Asian, and I have friends all over the world from Europe to America. The importance of friendship is not the appearance, but the characteristics of that person. We often make friends with people who have similar hobbies and habits like us, or with people whom we feel happy to talk with. Friendship does not only exist between humans and humans, but it exists among many different animals. We always know that dog is the most loyal friend to human, and the fact that a dog knows how to love us speaks for the diversity of friendship. If we raise many animals in the same house for a long time, there is a high possibility that they will also become friends and love each other. Friendship is a great relationship that blurs many distances and creates positive things. If any of us is lucky enough to have a good friend, we should try to keep that friendship for a long time.


Dịch:


Tình bạn là một khái niệm rộng lớn, và có vô số những yếu tố khiến hai người trở thành bạn tốt của nhau. Bạn bè không chỉ là những người học cùng lớp hoặc làm cùng một nơi, mà đó là những người quen biết và quý mến nhau. Một người không có bất kì giới hạn nào trong việc kết bạn, và chúng ta luôn có thể có thêm những người bạn mới từ khắp mọi nơi. Tình bạn không có sự phân biệt giữa màu da, độ tuổi hay chủng tộc. Ví dụ như tôi là một người Châu Á, và tôi có bạn bè trên khắp thế giới từ Châu Âu đến Châu Mỹ. Điều quan trọng trong tình bạn không phải là vẻ ngoài, mà chính là đức tính của người đó. Chúng ta thường kết bạn với những người có cùng sở thích và thói quen, hoặc với những người mà chúng ta cảm thấy vui vẻ khi được nói chuyện với họ. Tình bạn không chỉ tồn tại giữa người và người, mà nó còn tồn tại ở nhiều loài vật khác nhau. Chúng ta luôn biết chó là người bạn trung thành nhất đối với con người, và việc một chú chó yêu thương chúng ta cũng nói lên sự đa dạng của tình bạn. Nếu chúng ta nuôi nhiều con vật chung một nhà trong một thời gian dài, khả năng cao là chúng cũng sẽ trở thành bạn và yêu thương lẫn nhau. Tình bạn là một mối quan hệ tuyệt vời giúp xóa nhòa nhiều khoảng cách và tạo nên những điều tích cực. Nếu bất kì ai trong chúng ta may mắn có được một người bạn tốt, hãy cố gắng giữ tình bạn đó thật lâu.

Bài viết 2. Viết bài luận đoạn văn về tình bạn bằng tiếng Anh



Vocabulary:

Virtue (n): Đức tính tốt.

Betray (v): Phản bội.

Comfort (v): Dỗ dành, an ủi.

Sacrifice (n): Sự hi sinh.

Altruism (n): Lòng vị tha.

Sympathize (v): Cảm thông.

Class (n): Tầng lớp.


We can have a lot of friends, but finding a truly close friend is not an easy thing. Everyone knows that friends are people who share a lot of things in common, but a good friend requires more virtue than having the same interests. It can be said that a good friend is a loyal friend to us, and he or she never betrays us for another person. They are always willing to be by our side and find the ways to help us whenever we have trouble in life. They always know how to comfort and make us happy even in the worst situations. In true friendship there is also sacrifice and altruism. Two good friends are willing to give up their personal benefit for their friend, and in return they will receive the help they need from the other. In any relationship, there are inevitably misunderstandings, and a good friend is always will to listen and sympathize with each other. Even when one of them makes a mistake, it is sincerity and altruism that help to erase anger and maintain a long-term friendship. Friendships do not discriminate on the basis of gender, status, class or race, but those who need friendship only search for those who have good qualities which are suitable for themselves. There are good friend and there are also bad friends, and it is important that we choose the right and suitable friend for us.


Dịch:

Chúng ta có thể có rất nhiều bạn, nhưng để tìm kiếm một người bạn thân thiết không phải là một điều dễ dàng. Ai cũng biết bạn bè là những người có nhiều điểm chung, nhưng một người bạn tốt đòi hỏi nhiều đức tính hơn là việc có chung sở thích. Có thể nói bạn tốt là một người bạn trung thành với chúng ta và không bao giờ phản bội lại chúng ta vì một người khác. Họ sẵn sàng bên cạnh và tìm cách giúp đỡ chúng khi chúng ta gặp khó khăn trong cuộc sống. Họ luôn biết cách an ủi và làm chúng ta vui kể cả trong những tình huống buồn bã nhất. Trong tình bạn chân chính còn có cả sự hi sinh và lòng vị tha. Hai người bạn tốt sẵn sàng từ bỏ lợi ích cá nhân của mình vì người còn lại, và đổi lại họ sẽ nhận được sự giúp đỡ khi cần thiết từ đối phương. Trong bất kì một mối quan hệ nào cũng không tránh khỏi những hiểu lầm, và một người bạn tốt luôn sẵn sàng lắng nghe cũng như có sự cảm thông dành cho nhau. Kể cả khi một trong hai người phạm lỗi lầm, thì chính sự chân thành và lòng vị tha là yếu tố giúp xóa bỏ sự hờn giận và duy trì tình bạn được lâu dài. Tình bạn không phân biệt giới tính, địa vị, giai cấp hay chúng tộc, mà những người cần tình bạn chỉ tìm kiếm những người có đức tính tốt và phù hợp với bản thân. Có bạn tốt thì cũng có cả bạn xấu, và điều quan trọng là chúng ta biết chọn cho mình một người bạn đúng đắn và phù hợp.

Bài viết 3. Viết đoạn văn về tình bạn bằng tiếng Anh có dịch tiếng Việt


Vocabulary:

Genre (n): Thể loại.

Gradually (adv): Một cách dần dần, từ từ.

Complicated (adj): Phức tạp.

Practical (adj): Thực tế.


I have a very close friend, and I have a chance to know what a true friendship is thanks to that friend. We are classmates, and having a lot of things in common causes us to become close after just a short period of studying together. We like to listen to the same genres of music, share the same habit of reading books and watching movies. Our friendship at first was just simply in the act of exchanging good books and talking about the same movie that was shown on the TV the night before, but gradually I found the qualities of a good friend in her. We always help each other in our studies as well as in our daily lives. Whenever I get sick, she is the one who keeps taking notes for me and teaching me the lesson of that day. Every morning she would stop by my house to wait for me and drive me to school. In return I am always the one who listen and give her advices whenever she is unhappy. We are always by each other’s side, and we share everything no matter it is joy or sadness. Defining friendship is sometimes very complicated, but sometimes it is just as simple and practical as our friendship. There are many people who have a lot of friends, but I feel that having a good friend like her is also a big luck for me. I think a person does not need to find many friends, but we just need to find the one that really suits us.


Dịch:

Tôi có một cô bạn thân, và nhờ vào người bạn ấy mà tôi biết được rằng thế nào là một tình bạn thật sự. Chúng tôi là bạn cùng lớp, và việc có nhiều điểm chung khiến chúng tôi trở nên thân thiết chỉ sau một khoảng thời gian ngắn học chung. Tôi và cô ấy cùng thích nghe chung thể loại nhạc, chia sẻ chung một thói quen thích đọc sách và xem phim. Tình bạn của chúng tôi lúc đầu chỉ đơn giản là việc trao đổi những quyển sách hay, tán chuyện về cùng một bộ phim vừa chiếu trên TV vào tối hôm trước, nhưng dần dần tôi tìm thấy được ở cô ấy những đức tính của một người bạn tốt. Chúng tôi luôn giúp đỡ nhau trong việc học và trong cuộc sống hằng ngày. Mỗi khi tôi bị ốm thì cô ấy là người ghi chép bài giảng lại cho tôi và hướng dẫn tôi bài học của ngày hôm đó. Mỗi buổi sáng cô ấy là người ghé ngang nhà tôi để đợi tôi đi học cùng và chở tôi đến trường. Đổi lại tôi luôn là người lắng nghe và cho cô ấy lời khuyên mỗi khi cô ấy gặp chuyện không vui. Chúng tôi luôn bên cạnh nhau và cùng chia sẻ bất kể chuyện vui hay chuyện buồn. Định nghĩa tình bạn đôi khi rất phức tạp, nhưng đôi khi nó cũng đơn giản và thực tế như tình bạn của chúng tôi. Có nhiều người chơi với rất nhiều bạn, nhưng tôi cảm thấy có được một người bạn tốt như cô ấy đã là một điều may mắn với tôi. Tôi nghĩ một người không cần tìm kiếm nhiều bạn, mà chúng ta chỉ cần tìm được một người thật sự phù hợp với mình.


Hy vọng với 3 đoạn văn về tình bạn bằng tiếng Anh mẫu về tình bạn trên các bạn sẽ có nhiều ý tưởng để viết 1 bài luận thật hay về tình bạn bè nhé. Lưu ý là các bạn nên tự viết hoàn toàn không nên copy để nâng cao kỹ năng viết vì đây là 1 kỹ năng cũng khá quan trọng chia sẻ bài viết tại trung tâm Anh ngữ Benative nếu thấy hữu ích.


Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019

Âm câm tiếng Anh và 17 quy luật bạn cần biết

Âm câm gây ra rất nhiều rắc rối cho chúng ta khi phát âm, giao tiếp tiếng Anh.Để khắc phục bạn cần nắm được khái niệm và 17 quy tắc dưới đây, hãy cùng học ngay nhé

am cam tieng anh va 17 quy tac ban can biet

Âm câm, thực ra là "chữ cái câm" (silent letter) là các chữ cái xuất hiện trong từ tiếng Anh nhưng không được đọc ra. Âm câm gây ra rất nhiều rắc rối cho chúng ta khi phát âm, giao tiếp, học ngữ pháp hoặc sử dụng đúng mạo từ khi viết thư thương mại bằng tiếng Anh phục vụ công việc. Dưới đây là 17 âm câm và quy tắc của chúng mà bạn cần ghi nhớ!


1. Chữ B câm


Quy tắc 1: Âm B không được phát âm khi nó đứng cuối từ đồng thời ở sau chữ M.


Ví dụ:

- Limb /lɪm/: bờ, rìa

- Crumb /krʌm/: miếng, mẩu

- Dumb /dʌm/: câm

- Comb /kəʊm/: cái lược

- Bomb /bɒm/: quả bom

- Thumb /θʌm/: ngón cái

- Climb /klaɪm/: leo, trèo

- Tomb /tuːm/: ngôi mộ


Quy tắc 2: Âm B thường không được phát âm trước âm khi đứng trước chữ T ở cuối một từ gốc.


Ví dụ:

- Debt /det/: nợ

- Debtor /ˈdet.ər/: con nợ

- Doubt /daʊt/: nghi ngờ

- Doubtful /ˈdaʊt.fəl/: đáng nghi

- Subtle /ˈsʌt.əl/: phảng phất, huyền ảo

- Subtleness /ˈsʌt(ə)lnəs/: sự huyền ảo

Một từ gốc là dạng từ nguyên gốc không có tiền tố hay hậu tố đi kèm ví dụ từ doubt là từ gốc của từ doubtful, và ‘ful’ là một hậu tố. Subtle là một từ gốc, và ‘ness’ là một hậu tố.

Đây là những quy tắc bạn sẽ ít được biết nếu đang học tiếng Anh qua mạng cho người mới bắt đầu.



2. Chữ C câm


Quy tắc 1: C không được phát âm trong âm ghép SC.


Ví dụ:

- Muscle /ˈmʌs.l̩/: cơ bắp

- Scissors /ˈsɪz.əz/: cái kéo

- Ascent /əˈsent/: sự trèo lên, sự đi lên

- Miscellaneous /ˌmɪs.əlˈeɪ.ni.əs/: tạp, pha tạp

- Fascinate /ˈfæs.ɪ.neɪt/: thôi miên, làm mê

- Scenario /sɪˈnɑː.ri.əʊ/: kịch bản

Tuy nhiên vẫn có trường hợp bất quy tắc:

- Sclera /ˈsklɪə.rə/: màng cứng

- Sclerosis /skləˈrəʊ.sɪs/: sự xơ cứng.

- Muscovado /ˌmʌskəˈvɑːdəʊ/: đường cắt

- Sceptic /ˈskep.tɪk/: người hay hoài nghi, chủ nghĩa hoài nghi



Quy tắc 2: C thường không được phát âm khi đứng trước các chữ cái K hoặc Q.


Ví dụ:

- Acquaintance /əˈkweɪn.təns/: sự biết, hiểu biết

- Acknowledge /əkˈnɒl.ɪdʒ/: nhận, thừa nhận, công nhận

- Acquiesce /ˌæk.wiˈes/: lòng, bằng lòng, ưng thuận

- Acquit /əˈkwɪt/: trả hết, trang trải.



Các quy tắc âm câm giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn



3. Chữ D câm


Quy tắc 1: D không được phát âm trong những từ thông thường sau.


- Handkerchief /ˈhæŋ.kə.tʃiːf/: khăn tay

- Wednesday /ˈwenz.deɪ/: Thứ Tư

- Sandwich /ˈsæn.wɪdʒ/ : bánh sandwich

- Handsome /ˈhæn.səm/: đẹp trai

Quy tắc 2: D cũng không được phát âm trước cụm DG.


Ví dụ:

- Pledge /pledʒ/: cầm cố, thế nợ

- Dodge /dɑːdʒ/: né tránh, lẩn tránh

- Grudge /ɡrʌdʒ/: mối thù hận

- Hedge /hedʒ/: hàng rào



4. Chữ E câm


Quy tắc: E không được phát âm ở cuối từ, nhưng thay vào đó nó làm kéo dài âm của các nguyên âm trước nó.


Ví dụ:

- Hope /həʊp/: hi vọng

- Drive /draɪv/: dồn, xua, lái xe

- Gave /ɡeɪv/: (quá khứ của give): cho, biếu, tặng, ban

- Write /raɪt/: viết

- Site /saɪt/: nơi, chỗ, vị trí

- Grave /ɡreɪv/: mồ mả

- Bite /baɪt/: cắn

- Hide /haɪd/: trốn, náu

Những từ bất quy tắc:


- Giraffe /dʒɪˈrɑːf/: hươu cao cổ

- Brunette /bruˈnet/: ngăm đen

- Cassette /kəˈset/: băng cát sét

- Gazelle /ɡəˈzel/: linh dương ga zen

Bạn có thể nhận ra một lô-gic trong những từ này, chúng có sự tổ hợp tương tự nhau trong các âm tiết cuối cùng. Điều này cho thấy những trường hợp bất quy tắc là những từ với trọng âm rơi vào âm tiết cuối cùng – nhưng không phải lúc nào cũng như vậy.

Nếu bạn đang tham gia một khóa học tiếng Anh online cho người đi làm, để phát âm chuẩn và tiến bộ nhanh, sự tự luyện tập các quy tắc này là điều rất cần thiết.



5. Chữ G câm


Quy tắc: G thường không được phát âm khi đứng trước chữ N.


Ví dụ:

- Champagne /ʃæmˈpeɪn/: rượu sâm banh

- Foreign /ˈfɒr.ən/: xa lạ, yếu tố nước ngoài

- Sign /saɪn/: dấu hiệu

- Feign /feɪn/: giả vờ, giả đò

- Design /dɪˈzaɪn/: thiết kế

- Align /əˈlaɪn/: sắp hàng

- Cognac /ˈkɒn.jæk/: rượu cô nhắc

Những từ bất quy tắc:


- Magnet /ˈmæɡ.nət/: nam châm

- Igneous /ˈɪɡ.ni.əs/: lửa

- Cognitive /ˈkɒɡ.nɪ.tɪv/: thuộc nhận thức

- Signature-/ˈsɪɡ.nɪ.tʃər/: chữ ký



Bạn cần thời gian luyện tập để ghi nhớ các quy tắc về âm câm



6. Chữ GH câm


Quy tắc 1: GH không được phát âm nếu nó đi sau một nguyên âm.


Ví dụ:

- Thought /θɑːt/: suy nghĩ

- Drought /draʊt/: hạn hán

- Thorough /ˈθʌr.ə/: hoàn toàn, kỹ lưỡng

- Borough /ˈbʌr.ə/: thành thị

- Daughter-/ˈdɔː.tər/: con gái

- Light /laɪt/: ánh sáng

- Might /maɪt/: sức mạnh, lực

- Sigh /saɪ/: tiếng thở dài

- Right /raɪt/: phải, bên phải, lẽ phải

- Fight /faɪt/: chiến đấu, đấu tranh

- Weigh /weɪ/: cân, cân nặng

- Weight- /weɪt/: trọng lượng, sức nặng



Những từ bất quy tắc:


- Doghouse /ˈdɒɡ.haʊs/: chuồng chó

- Foghorn /ˈfɒɡ.hɔːn/: còi gọi tàu

- Bighead /ˈbɪɡ.hed/: người tự phụ

Bạn có thể thấy rằng những từ bất quy tắc là những từ ghép từ hai đơn.

Quy tắc 2: GH đôi thi được phát âm giống như chữ F.


Ví dụ:

- Rough /rʌf/: nhám, thô

- Tough /tʌf/: dai bền, khó khăn, hóc búa

- Laugh /læf/: cười

- Enough /ɪˈnʌf/: đủ

- Cough /kɑːf/: ho

- Clough /klʌf/: khe núi, thung lũng

- Draught /drɑːft/ : sự kéo, uống một hơi



7. Chữ H câm


Quy tắc 1: H không được phát âm khi nó đi sau chữ W.


Ví dụ:

- What /wɒt/: gì, thế nào

- When /wen/: bao giờ, khi nào

- Where /weər/: ở đâu

- Whether /ˈweð.ər/: có..không, có…chăng,

- Why /waɪ/: tại sao

Quy tắc 2: H không được phát âm khi là chữ đầu tiên của rất nhiều từ (hãy nhớ sử dụng mạo từ ‘an’ trước từ bắt đầu bằng chữ h câm).


- Hour /aʊər/: giờ

- Honest /ˈɒn.ɪst/: trung thực

- Honour /ˈɒn.ər/: phẩm hạnh, phẩm giá

- Heir /eər/ : người thừa kế

Quy tắc 3: H thường không được phát âm khi đứng sau chữ C,G, hoặc R.


Ví dụ:

- Choir /kwaɪər/: hợp xướng, hợp ca

- Chorus /’kɔ:rəs/: hợp xướng, đồng ca

- Ghastly /ˈɡɑːst.li/: kinh tởm, ghê tởm

- Echo /ˈek.əʊ/: tiếng vọng

- Rhinocerous /raɪˈnɒs.ər.əs/: con hà mã

- Rhythm /ˈrɪð.əm/: giai điệu

Nếu quỹ thơi gian của bạn hạn hẹp và bạn đang tham gia một khóa học tiếng Anh online cho người đi làm, để phát âm chuẩn và tiến bộ nhanh, sự tự luyện tập các quy tắc này là rất cần thiết.



8. Chữ K câm


Quy tắc: K không được phát âm khi nó đứng đầu một từ đồng thời đứng trước chữ N.


Ví dụ:

- Knife /naɪf/: con dao

- Knee /niː/: mắt cá chân

- Know /noʊ/: biết

- Knock /nɒk/: cú đánh

- Knowledge /ˈnɒl.ɪdʒ/: kiến thức

- Knead /niːd/: nhào nặn



Luyện tập giao tiếp tiếng Anh theo nhóm là cách luyện tập giúp bạn nhớ lâu



9. Chữ L câm


Quy tắc: L không được phát âm khi đứng sau các nguyên âm A, O và U.


Ví dụ:

- Calm /kɑːm/: bình tĩnh, bình thản

- Half /hɑːf/: một nửa

- Walk /wɔːk/: đi bộ

- Would /wʊd/: sẽ (quá khứ của will)

- Should /ʃʊd/: nên

- Could /kʊd/: có thể

- Calf /kɑːf/: con bê

- Salmon /ˈsæm.ən/: cá hồi

Những từ bất quy tắc:


- Yolk- /jəʊk/ : lòng đỏ trứng

- Chalk- /tʃɔːk/ : viên phấn

- Balm- /bɑːm/: dầu thơm



10. Chữ N câm


Quy tắc: N không được phát âm khi nó đi sau M và ở cuối từ.

Ví dụ:

- Autumn /ˈɔː.təm/: mùa thu

- Hymn /hɪm/: thánh ca

- Column /ˈkɒl.əm/: cột

- Solemn /ˈsɒl.əm/: uy nghi, uy nghiêm



11. Chữ P câm


Quy tắc: P không được phát âm ở đầu của nhiều từ mà có các chữ ghép như PS, PT và PN.


Ví dụ:

- Psychiatrist /saɪˈkaɪə.trɪst/: bác sĩ tâm thần

- Pneumonia /njuːˈməʊ.ni.ə/: viêm phổi

- Pneumatic /njuːˈmæt.ɪk/: lốp, hơi

- Psychotherapy /ˌsaɪ.kəʊˈθer.ə.pi/: tâm lý trị liệu

- Psychotic /saɪˈkɒt.ɪk/: chứng loạn thần

- Psychologist /saɪˈkɒl.ə.dʒɪst/: nhà tâm lý học

- Pseudonym /ˈsjuː.də.nɪm/: bút danh

- Pterodactyl /ˌter.əˈdæk.tɪl/: loài thằn lằn ngón cánh



12. Chữ PH câm


Quy tắc: PH đôi khi được phát âm thành F.


Ví dụ:

- Telephone /ˈtel.ɪ.fəʊn/: điện thoại

- Paragraph /ˈpær.ə.ɡrɑːf/: đoạn văn

- Alphabet /ˈæl.fə.bet/: bảng chữ cái

- Epiphany /ɪˈpɪf.ən.i/: sự hiện hình

- Sophomore /ˈsɒf.ə.mɔːr/: học sinh năm thứ 2 đại học



Bạn có thể nhờ sự hỗ trợ của người bạn trong các khóa học giao tiếp để ghi nhớ các quy tắc



13. Chữ S câm


Quy tắc: chữ S không được phát âm khi đứng trước chữ L trong nhữ từ sau:


- Island /ˈaɪ.lənd/: hỏn đảo

- Isle /aɪl/: cánh, gian bên

- Islet /ˈaɪ.lət/: hòn đảo nhỏ



14. Chữ T câm


Quy tắc: T không được phát âm trong những từ thông dụng sau đây:


- Castle /ˈkɑː.sl̩/: lâu đài

- Christmas /ˈkrɪs.məs/: giáng sinh

- Fasten /ˈfɑː.sən/: buộc chặt, trói chặt

- Listen /’lisn/: nghe, lắng nghe

- Often /ˈɒf.ən/: thường thường

- Whistle /ˈwɪs.l̩/: huýt sáo, thổi còi

- Thistle /ˈθɪs.l̩/: cây kế

- Bustle /ˈbʌs.l̩/: hối hả

- Hasten /ˈheɪ.sən/: đẩy nhanh, thúc giục

- Soften /ˈsɒf.ən/: làm mềm, làm cho dẻo

- Rapport /ræˈpɔːr/: quan hệ

- Gourmet /ˈɡɔː.meɪ/: người sành ăn

- Ballet /ˈbæl.eɪ/: múa ba lê



15. Chữ U câm


Quy tắc: U không được phát âm khi đi sau chữ G và đứng trước một nguyên âm.


Ví dụ:

- Guess /ɡes/: đoán, phỏng đoán, ước chừng

- Guidance /ˈɡaɪ.dəns/: chỉ dẫn, chỉ đạo

- Guitar /ɡɪˈtɑːr/ : đàn ghi ta

- Guest /ɡest/: khách

- Guild /ɡɪld/: phường hội

- Guard /ɡɑːd/ : bảo vệ

Học tiếng Anh qua mạng cho người mới bắt đầu về giao tiếp sẽ dễ dàng hơn nếu bạn biết đến các quy tắc này và thực hành chúng một cách nhuần nhuyễn.



16. Chữ W câm


Quy tắc 1: W không được phát âm ở đầu mỗi chữ khi nó được đặt trước chữ R.


Ví dụ:

- Wrap /ræp/: ga phủ

- Write /raɪt/: viết

- Wrong /rɑːŋ/: sai

- Wring /rɪŋ/: vặn, bóp

- Wreck /rek/: sự phá hoại, phá hủy

- Wrestle /ˈres.l̩/: cuộc đấu vật

- Wrist /rɪst/: cổ tay

Quy tắc 2: W không được phát âm trong những từ sau:


- Who /huː/: ai

- Whom  /huːm/: ai ( đại từ quan hệ thay thế who)

- Whole /həʊl/: đầy đủ, nguyên vẹn

- Whoever /huːˈev.ər/: bất kỳ ai

- Two /tuː/: hai, số 2

- Sword /sɔːd/: thanh kiếm

- Answer-/ˈɑːn.sər/: trả lời



17. Âm câm Z


Quy tắc: Z không phát âm khi đi trước “vous”.


Ví dụ: rendezvous /ˈrɑːn.deɪ.vuː/

Trên đây là 17 quy luật âm mà bạn cần thiết phải nhớ để phát âm tiếng Anh chuẩn. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình nhé. Chúc các bạn học tốt.

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2019

Tuyển sinh đại học 2019 có gì mới?

Theo Bộ GD&ĐT, có 6 điểm dự kiến sửa đổi trong Quy chế tuyển sinh 2019 nhằm khắc phục những bất cập của mùa tuyển sinh 2018.

 Tuyển sinh đại học 2019 có gì mới


Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, cho biết một trong những điểm sửa đổi quan trọng sẽ được bổ sung trong quy chế tuyển sinh 2019 là đối với nhóm ngành thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề, Bộ GD&ĐT sẽ xác định điểm sàn riêng. Năm 2018, Bộ GD&ĐT chính thức bỏ điểm sàn đối với tuyển sinh ĐH, chỉ duy nhất ngành Sư phạm Bộ quy định điểm sàn để đảm bảo chất lượng. 

Như vậy, năm 2019, ngành sư phạm và nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề sẽ phải thực hiện theo điểm sàn riêng do Bộ GD&ĐT quy định. Cũng theo bà Phụng, trên cơ sở điểm sàn riêng này, các trường đào tạo nhóm ngành sức khỏe sẽ xây dựng phương án xét tuyển phù hợp. Ngoài ra, với phương thức xét tuyển theo học bạ, Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường xét tuyển nhóm ngành đặc thù này với điều kiện học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại giỏi giống như sư phạm.
Một thay đổi khác là các trường sẽ tiếp nhận và lưu bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia. Đặc biệt, thí sinh đã xác nhận nhập học thì không được tham gia xét tuyển các trường khác hay các đợt tiếp theo. Vì vậy, thí sinh cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định nhập học. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các trường có sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển phải tuân thủ và thực hiện tất cả các bước trong quy trình xét tuyển. Các trường có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng, tỉ lệ sinh viên có việc làm trong thời gian 12 tháng sau tốt nghiệp.

Nên khống chế số lượng nguyện vọng
 Không nên cho thí sinh thoải mái đăng ký nguyện vọng như hiện nay. Đăng ký 5 nguyện vọng (NV) cũng đã là nhiều. Đó là ý kiến của một số trường ĐH tại Hội nghị Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng các trường ĐH, Trường sư phạm do Bộ GD&ĐT tổ chức vừa qua.
Theo ông Nguyễn Vũ Quốc Huy, trường ĐH Y Dược, ĐH Huế cho rằng, Bộ cần có thống kê cụ thể xem số lượng thí sinh đăng ký từ NV thứ 6 đến số 10 như thế nào.  Nếu không đáng kể thì không cần thiết cho phép thí sinh đăng ký NV thoải mái như hiện nay. “Chỉ khoảng 5 NV là nhiều rồi. Không cần đến 10 NV. Bộ cần thống kê để đưa ra số liệu chính xác và tránh khó khăn trong lọc ảo” - ông Huy nói.  GS. Phạm Hồng Quang, Giám đốc ĐH Thái Nguyên cũng đưa ra ý kiến nên cân nhắc việc cho thí sinh đăng ký thoải mái NV. Khi đã không đam mê, không theo đuổi thì việc cho phép các em đăng ký tới 10 NV chẳng để làm gì.

Trả lời các câu hỏi này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT, cho biết thống kê của năm 2018 cho thấy những NV từ 1 đến 3 trung bình khoảng 16 - 17%. 13% chỉ có 4 NV, 7% chỉ có 5 NV. Như vậy, từ NV thứ 6 trở lên là có tới 27%. Theo bà Phụng, xu hướng làm luật hiện nay là ngày càng mở rộng quyền của các chủ thể.
Vì vậy, chúng ta phải tính tới đến lúc có đủ cơ sở dữ liệu, đủ khả năng kiểm soát thì phải cho thí sinh trúng tuyển nhiều trường và nhập học tại một trường như các nước phát triển khác. Nên các trường phải chuẩn bị tinh thần để kiểm soát tình hình theo hướng đó. Nhìn chung, cần xác định việc tuyển sinh là phải sống chung với ảo.
Liên quan đến tuyển sinh, PGS. Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết: Số thí sinh nhóm ngành Công nghệ khu vực phía Bắc nhập học vào 60 trường ĐH giao động  từ 30.000 - 31.000, tương đương khoảng 30% số  lượng  sinh viên trong 7 khối ngành khu vực phía Bắc. Như vậy, sức hút của ngành kỹ thuật và công nghệ rất hấp dẫn với thí sinh. Nhưng  xét về mặt cơ cấu tuyển sinh thì có  sự bất hợp lý.
Những ngành liên quan đến cách mạng công nghiệp 4.0 có sức hút lớn, trong khi các ngành xây dựng cơ bản như  cơ sở hạ tầng, công trình thủy hay những ngành có liên quan  đế sản xuất chủ chốt về  hóa chất, luyện kim, vật liệu, cơ khí, kỹ thuật điện, môi trường… tuyển sinh rất khó khăn. 
Những ngành học hot như công nghệ thông tin, kỹ thuật máy tính, cơ điện tử, điện tử viễn thông rất đông sinh viên theo học. Nhưng một thực tế là “có dấu hỏi về chất lượng đào tạo những ngành đang có sức hút này. Một số  trường đã nhận thấy hậu quả của nó” - PGS. Nguyễn Phong Điền cho hay.   

>> Nguồn: NGHIÊM HUÊ