Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng trong thế kỷ 21. Đó là một tập hợp những qui tắc, nghệ thuật , cách ứng xử , đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn khi áp dụng thuần thục kỹ năng giao tiếp. Có thể nói kỹ năng giao tiếp đã được nâng lên thành nghệ thuật giao tiếp bởi trong bộ kỹ năng này có rất nhiều kỹ năng nhỏ khác như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng sử dụng ngôn từ, âm điệu… Để có được kỹ năng giao tiếp tốt đòi hỏi người sử dụng phải thực hành thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt kỹ năng giao tiếp của mình để từ đó việc quản lý nhân sự trở nên dễ dàng hơn
Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp
Trong một cuộc điều tra mới đây về những thành viên mới của một công ty với hơn 50000 nhân viên, người ta đã cho rằng kỹ năng giao tiếp là yếu tố mang tính quyết định trong việc tuyển chọn một người quản lý. Cuộc điều tra do trường Đại học Thương mại Pittsburgh của đã chỉ ra rằng các kỹ năng giao tiếp bao gồm cả việc trình bày nói và viết cũng như khả năng làm việc với người khác là những yếu tố chính tạo nên thành công trong nghề nghiệp.
Bằng cách truyền đạt được thông điệp của mình đi một cách thành công, bạn đã truyền đi được suy nghĩ cũng như ý tưởng của mình một cách hiệu quả. Khi không thành công, những suy nghĩ, ý tưởng của bạn sẽ không phản ánh được những cái đó của chính bạn, gây nên sự sụp đổ trong giao tiếp và những dào cản trên con đường đạt tới mục tiêu của bạn – cả trong đời tư và trong sự nghiệp.
Mặc dù càng ngày người ta càng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của các kỹ năng giao tiếp, nhưng nhiều cá nhân vẫn đang chật vật vì điều này, họ không thể trao đổi những suy nghĩ và ý tưởng của họ một cách hiệu quả ở cả ở dạng nói hay viết. Sự hạn chế này khiến họ gần như không thể thể hiện được hết khả năng của mình trong công việc quản lý cũng như không tiến thân được.
Không phải ngẫu nhiên mà trong vô số những điều cần phải học, ông cha ta lại chọn giao tiếp, ứng xử - Học ăn, học nói, học gói, học mở - là ưu tiên số một. Chính những kỹ năng này là điều kiện tiên quyết, mở đường cho sự thành công hay thất bại trên đường đời.
Trong số rất nhiều định nghĩa về con người, định nghĩa của C.Mác được nhắc tới và sử dụng nhiều hơn cả, theo đó “Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”, nghĩa là phải có các “mối quan hệ xã hội” được hình thành thông qua giao tiếp …
Nói cách khác, “Học ăn, học nói, học gói, học mở” - từ bao đời nay đã là điều kiện tiên quyết để xây dựng nên chuẩn mực trong văn hóa sống và giao tiếp hằng ngày. Dù ở Tây hay ở Ta thì nghệ thuật giao tiếp vẫn luôn là yếu tố mở đường, quyết định cho sự thành công hay thất bại trong mọi mối quan hệ.
Và đối với Doanh nghiệp, tính chuyên nghiệp trong giao tiếp (qua lời nói, cử chỉ, hành động, cách ứng xử,…) của mỗi cá nhân, từ cấp quản lý đến nhân viên, càng cần thiết và quan trọng hơn. Chính điều này sẽ định vị nên hình ảnh, thương hiệu và đẳng cấp của Doanh nghiệp. Đặc biệt, trong xu hướng hội nhập toàn cầu hóa hiện nay, khi khoảng cách về chất lượng sản phẩm và dịch vụ giữa các công ty đang rút ngắn lại, thì chính sự chuyên nghiệp trong giao tiếp của đội ngũ nhân viên sẽ góp phần quyết định, tạo nên doanh số bán hàng của công ty.
>> Nguồn: Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét